Trường hợp đất nhà mình bị hàng xóm trồng cây lấn sang không phải là hiếm gặp. Vậy trường hợp này chủ nhà có được tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình không?
Có được phép tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình không?
Điều 166 Luật Đất đai 2013 nêu rõ, người sử dụng đất kh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, người có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất, ranh giới thửa đất. Trường hợp người khác xâm phạm quyền sử dụng đất khi chưa được cho phép thì được coi là hành vi xâm phạm trái phép đất đai.
Tương tự, hành vi trồng cây trên đất người khác khi chưa được cho phép được coi là hành vi lấn, chiếm đất. Vậy trường hợp này người có đất bị lấn chiếm có được tự ý chặt cây không?
Về vấn đề này, tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định nêu trên, chủ sử dụng đất có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
Theo đó, khi người khác có hành vi trồng cây trái phép, chủ sử dụng đất có quyền bảo vệ diện tích đất của mình bằng cách thương lượng, yêu cầu phía bên kia tự di dời cây. Trường hợp thương lưỡng không có kết quả có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải hay khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
Trường hợp chủ sử dụng đất tự ý chặt cây gây thiệt hại cho người khác bị coi là hành vi tự ý hủy hoại tài sản của người khác và có thể bị xử phạt.
Tóm lại, người có quyền sử dụng đất không được tự ý chặt cây, hủy hoại tài sản của người khác cho dù tài sản này được xác lập trái pháp luật. Các bên cần thương lượng hoặc nhờ sự can thiệp của phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Có được tự ý chặt cây của người khác trên đất của mình? (Ảnh minh họa)
Tự ý chặt cây người khác trồng trên đất nhà mình có thể bị phạt
Như đã trình bày ở phần trên, hành vi tự ý chặt cây của người khác trồng trên đất nhà mình gây thiệt hại được xác định là hành vi hủy hoại trái phép do đó có thể bị xử phạt.
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 15, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức thì bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. Tổ chức có hành vi vi phạm tương tự như cá nhân thì mức phạt gấp 02 lần số tiền trên.
Trong vụ mùa sầu riêng năm 2024, qua công tác kiểm tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và xử phạt đối với một số doanh nghiệp hoạt động thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vi phạm mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và sử dụng hóa chất trái phép, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt đề nhúng sầu riêng…
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.