Bên cạnh các câu hỏi được đặt ra như “đất nông nghiệp có được xây nhà ở không?” hay “đất nông nghiệp có được đào ao không?”, cũng có không ít người thắc mắc thêm “đất nông nghiệp có được làm trang trại không?”.
Trong phân loại đất đai, đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Khoản 1, Điều 10, Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác);
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác (dùng để xây dựng chuồng trại, nhà kính và các loại nhà khác phục vụ nghiên cứu thí nghiệm các giống vật nuôi, cây trồng).
Căn cứ theo quy định, có thể thấy đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc dùng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, ươm tạo cây giống, con giống…
Việc xác định đúng mục đích sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng và khai thác đất.
Đất nông nghiệp được dùng để chăn nuô, trồng trọt,... phục vụ sản xuất nông nghiệp (Ảnh minh họa)
Đây cũng là vấn đề được nhiều người sử dụng đất quan tâm tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Như đã trình bày ở trên, đất nông nghiệp trong đó bao gồm đất nông nghiệp khác, ngoài mục đích trồng trọt và chăn nuôi, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có thể xây dựng các công trình trên đất nhưng mục đích xây dựng phải đúng quy định pháp luật.
Trong đó, Luật cho phép xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới mô hình trang trại hoặc các mô hình nhỏ lẻ khác nhưng phải đúng mục đích sử dụng.
Tóm lại, hộ cá nhân, gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp được phép xây dựng trang trại nhưng phải nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Cá nhân, hộ gia đình xây trang trại trên đất nông nghiệp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định.
Cụ thể, theo quy định mới nhất tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động trong đó gồm:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
Ví dụ, trường hợp gia đình anh A đang sử dụng đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm nay muốn xây dựng trang trại để chăn nuôi thêm trâu, bò thì không cần xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai.
Theo đó, hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:
- Hồ sơ đăng ký biến động gồm các giấy tờ:
Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)
(Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).
- Thủ tục đăng ký biến động đất đai:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo một trong hai cách:
Cách 1: Nộp tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có đất.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã:
Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa: Nộp tại Bộ phận một cửa ở cấp huyện.
Nếu chưa tổ chức Bộ phận một cửa, nộp tại:
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
Bước 3: Trao kết quả
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.