Tiếp nhận thông tin người dân bức xúc phản ánh liên quan tới hoạt động khai thác cát làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp; qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp khai thác vượt hàng chục ngàn tấn cát trắng trái phép.
Khai thác vượt 35.625,8 tấn cát trắng
Trước đó, Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với Công ty MINCO khai thác cát trắng tại mỏ cát trắng Hương An (huyện Thăng Bình và Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) vượt công suất được phép khai thác. Cụ thể, khối lượng khai thác cát trắng của Công ty MINCO vào năm 2021 vượt công suất lên đến hơn 35.625 tấn (vượt 19,79%).
Lý giải cho hành vi vi phạm của mình, lãnh đạo Công ty MINCO cho rằng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong năm 2020, sản lượng khai thác không đạt theo giấy phép khai thác và không đủ nguyên liệu chế biến cung cấp cho đối tác, nên năm 2021 công ty có khai thác vượt 19% để bù lại nguồn nguyên liệu cung cấp theo các hợp đồng đã ký kết.
Bà Võ Thị Ba (xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) buồn rầu vì mùa màng liên tục bị thất bát do dự án khai thác cát làm đứt gãy mạch nước ngầm.
Điều đáng nói, dù khai thác vượt công suất cho phép đến hơn 35.625 tấn nhưng Công ty MINCO lại khẳng định "việc khai thác vượt công suất của công ty không ảnh hưởng đến môi trường, không làm hư hỏng hạ tầng kỹ thuật tại địa phương, không có bất kỳ phản ánh khiếu kiện nào của người dân…". Từ đó, công ty trên đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Sở TN-MT tỉnh xem xét, giảm nhẹ mức phạt xử lý vi phạm hành chính.
Hơn nữa, giữa năm 2021, Công ty MINCO cũng bị Cục Thuế tỉnh Quảng Nam xử phạt, truy thu hơn 1,6 tỉ đồng vì khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, qua thanh tra, cơ quan thuế phát hiện Công ty MINCO kê khai sai thuế giá trị gia tăng đầu vào dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.
Trong khi Công ty MINCO khẳng định "việc khai thác vượt công suất của công ty không ảnh hưởng đến môi trường" thì người dân và chính quyền địa phương khẳng định hoạt động khai thác cát của Công ty MINCO gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất sản xuất nông nghiệp. Đang thu hoạch đậu đen tại mảnh đất cách mỏ cát của Công ty MINCO khoảng 300 m, bà Bà Võ Thị Ba (thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) buồn rầu cho biết năm nay và vài năm trở lại đây, việc sản xuất của gia đình rất khó khăn do mất mùa. Nguyên nhân là do việc khai thác cát ở phía trên làm đứt mạch nước ngầm, khiến đất bị khô. "Trước đây, khi thu hoạch đậu xong thì gia đình tôi trồng thêm một vụ mè nhưng vài năm trở lại đây chỉ trồng được một lứa đậu thôi, ra giêng là đất khô không thể trồng được cây gì cả" - bà Ba nói.
Tương tự, bà Phan Thị Nhung (thôn 3, xã Bình Giang) cho biết mảnh đất trồng khoai lang của gia đình bà bị ảnh hưởng dự án khai thác cát nên năng suất thấp.
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam được cấp phép khai thác cát trắng trên diện tích khoảng 200ha
Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch UBND xã Bình Giang, cho biết dự án khai thác cát trắng của Công ty MINCO được triển khai từ trước năm 2000 tại xã Bình Phục, Bình Giang (huyện Thăng Bình) và thị trấn Hương An (huyện Quế Sơn). Trước đây, người dân không có ý kiến gì. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2015 đến nay, khi cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mới, cho phép doanh nghiệp khai thác sâu hơn 80 cm so với trước đây đã ảnh hưởng đến việc sản xuất hoa màu của người dân khiến họ bức xúc, nhiều lần ra ngăn cản, chặn đoàn xe khai thác.
Vào khoảng năm 2019, UBND huyện Thăng Bình đã thuê đơn vị quan trắc độc lập và kết luận việc khai thác cát của Công ty MINCO có tác động đến mạch nước ngầm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Công ty MINCO có hỗ trợ người dân bị mất mùa đồng thời đưa ra một số cam kết. Tuy nhiên, từ đó đến nay doanh nghiệp vẫn khai thác cát với độ sâu như được cấp phép còn người dân mỗi vụ lại phản ánh tình trạng mất mùa và được hỗ trợ một ít để khắc phục.
"Xã đã nhiều lần làm việc, phản ánh lên huyện, tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội nhưng đến nay nguyện vọng chính đáng của bà con nhân dân vẫn chưa được đáp ứng. Chúng tôi đề xuất cần sửa đổi phương án khai thác, trước đó phê duyệt như thế nhưng bây giờ nó ảnh hưởng đến người dân, không phù hợp thì nên sửa lại, xã đã đề xuất nhiều lần nhưng chưa được" - ông Tùng nói và cho hay diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã bị ảnh hưởng khoảng 30 ha.
Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt Mới đây, ngày 18-1, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 300 triệu đồng trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty TNHH Hoằng Tiệp (trụ sở tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình) do không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải tại Dự án Nhà máy Chế biến cát Hoằng Tiệp. UBND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 110 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tiệp Như (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) do không nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện Dự án Khai thác cát trắng trong Cụm Công nghiệp Chợ Được. |
Khai thác cát trái phép chống người thi hành công
Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đồng Tháp) tiến hành kiểm tra, bắt quả tang 1 trường hợp khai thác cát trái phép trên tuyến sông Tiền thuộc thủy phận xã Tân Bình (huyện Thanh Bình) vào rạng sáng ngày 4/2/2023.
Tại hiện trường, lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra phương tiện thủy (loại ghe gỗ) biển kiểm soát ĐT 21915, trọng tải khoảng 10 tấn do Đỗ Bạch Nhạn (SN 1986, ngụ xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh) điều khiển. Trên phương tiện thủy còn có Trần Văn Bé Ba (SN 1982, ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình) đang thực hiện hành vi khai thác cát sông, nhưng không xuất trình được các loại giấy tờ có liên quan.
Bắt quả tang trường hợp khai thác cát trái phép thuộc thủy phận xã Tân Bình, huyện Thanh Bình
Sau đó, Công an đã lập biên bản tạm giữ các tang vật gồm: 1 chiếc ghe gỗ, 1 máy đẩy, 1 máy bơm hút cát và khoảng 3m3 cát trên phương tiện. Qua làm việc bước đầu, 2 đối tượng khai nhận hành vi khai thác cát trái phép để bán lại cho người dân có nhu cầu. Vụ việc được Phòng Cảnh sát môi trường tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tương tự, mới đây, Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức kiểm tra và phát hiện 2 đối tượng điều khiển phương tiện thủy đang khai thác cát trái phép trên tuyến kênh Năm Thôn - nhánh của Sông Tiền (đoạn chảy qua xã Long Trung, huyện Cai Lậy).
Khi phát hiện có lực lượng Công an, 2 đối tượng đã điều khiển phương tiện bỏ chạy. Lực lượng Công an tiến hành truy đuổi, kêu gọi dừng phương tiện, hợp tác xử lý. Tuy nhiên, các đối tượng đã ngoan cố bỏ chạy.
Hai đối tượng khai thác cát trái phép (Ảnh minh hoạ).
Cuộc truy đuổi giữa đêm khuya của lực lượng Công an với 2 đối tượng vi phạm kéo dài khoảng 10 phút. Các đối tượng đâm thẳng vào phương tiện truy đuổi của lực lượng làm nhiệm vụ rồi nhảy xuống kênh Năm Thôn trốn thoát.
Trong đêm, lực lượng lực năng đã tiến hành lập biên bản thu giữ phương tiện và tổ chức truy tìm 2 đối tượng. Qua đó, lực lượng chức năng xác định được số lượng cát bị khai thác trái phép là gần 10m3.
Được biết, liên quan đến 2 đối tượng đã điều khiển phương tiện bỏ chạy, hiện đã có 1 đối tượng đã đến Công an xã Ngũ Hiệp đầu thú. Tại cơ quan cảnh sát điều tra, Trần Minh Tươi (SN 1989, ngụ xã Bàn Long, huyện Châu Thành) đã thừa nhận hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Còn đối tượng đi cùng Tươi tên là Trung (quê tỉnh Vĩnh Long) vẫn chưa ra đầu thú. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bắt chủ tịch xã thuê người khai thác cát trái phép
Mới đây, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra đối với Vi Văn Quảng, nguyên Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo (huyện Bắc Quang, Hà Giang).
Quá trình mở rộng điều tra vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại xã Vĩnh Hảo, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vi Văn Quảng (SN 1982, nguyên Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang) và Đoàn Quang Khải (SN 1976, trú tại thôn Thọ Quang, xã Vĩnh Hảo) để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cơ quan điều tra công bố quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng. (Ảnh -CACC)
Cơ quan điều tra cho biết, từ tháng 4 - 5/2022, Vi Văn Quảng với cương vị Chủ tịch xã Vĩnh Hảo, đã được giao nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tuy nhiên, ông Quảng đã chỉ đạo cấp dưới thuê người tổ chức khai thác trái phép cát, sỏi với khối lượng lớn tại khu vực lòng sông Con, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
Hồi tháng 11/2022, cảnh sát khởi tố 3 người liên quan vụ án trên gồm Nguyễn Thị Phúc (SN 1979), Nguyễn Văn Toát (SN 1972) và Vũ Việt Hưng (SN 1999, cùng ở Đoan Hùng, Phú Thọ).
Nhóm này bị điều tra về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên" với cáo buộc khai thác số cát, sỏi trị giá hàng tỷ đồng trên sông Con – phụ lưu cấp 1 của sông Lô.
Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.