Càng vào thời điểm cuối năm tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái ở ĐBSCL lại nóng trở lại, đặc biệt là những địa phương có đường biên giới tiếp giáp Campuchia. Các lượng chức năng các địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp để ngăn chặn tình trạng nói trên.
Nhiều mặt hàng nóng dịp Tết
Theo nhận định của lực lượng hải quan, thời gian qua, một số hàng hóa vận chuyển trái phép chủ yếu trên tuyến biên giới Tây Nam là đường, thuốc lá, hàng tiêu dùng như sữa, bia, mỹ phẩm… và đặc biệt là vàng, tiền tệ, hàng cấm. Các đối tượng đầu nậu sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, điều hành từ xa, thường xuyên thay đổi phương thức, tuyến đường vận chuyển, thời gian, điểm tập kết hàng trên tuyến biên giới.
Vào những dịp cuối năm tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái có dấu hiệu tăng lên.
Cùng với đó, các đối tượng lợi dụng một bộ phận cư dân biên giới không có việc làm, thuê mướn vận chuyển trái phép hàng lậu qua biên giới với số lượng nhỏ lẻ nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Do đó, đa phần các vụ việc bị phát hiện, bắt giữ đều khó bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Ví dụ với mặt hàng thuốc lá, các đối tượng buôn lậu nắm rõ hành vi vận chuyển thuốc lá lậu bị xử phạt rất nặng, thậm chí bị khởi tố hình sự nếu vận chuyển số lượng từ 1.500 bao trở lên, nên thường cử người canh gác, khi phát hiện lực lượng chống buôn lậu là tẩu thoát, bỏ lại hàng hóa. Cũng bởi vậy nên phần lớn các vụ buôn lậu bị bắt giữ đều là hàng vô chủ.
Do vậy, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thuốc lá lậu từ Campuchia vào nội địa Việt Nam. Điển hình như: cuối tháng 9, Cục Hải quan Đồng Tháp đã chủ trì bắt giữ gần 8.500 gói thuốc lá lậu được vận chuyển về tập kết tại khu vực biên giới, chờ cơ hội đưa vào nội địa tiêu thụ. Mới đây, ngày 11/10, tại khu vực kênh Nguyễn Văn Trỗi thuộc ấp Hà Thanh, xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An (cách đường biên giới khoảng 12 km hướng về nội địa), lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 12.000 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu đang vận chuyển đến điểm tập kết tại chòi canh ruộng của người dân bỏ hoang.
Thuốc lá là một trong những mặt hàng buôn lậu nhiều nhất dịp cận tết. Ảnh TL
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, đối tượng buôn lậu điều hành từ xa, thường xuyên thay đổi phương thức, tuyến đường vận chuyển, thời gian, điểm tập kết hàng trên tuyến biên giới. Cùng với đó, lợi dụng một bộ phận cư dân biên giới không có việc làm, thuê mướn vận chuyển trái phép hàng lậu qua biên giới với số lượng nhỏ lẻ nhằm trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Do đó, đa phần các vụ việc bị phát hiện, bắt giữ đều khó bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Đối với mặt hàng đường cát, các đối tượng sử dụng thủ đoạn thay đổi sang bao bì nhãn mác Việt Nam hoặc còn nguyên bao bì nhãn mác Campuchia, sử dụng phương tiện là ghe, vỏ lãi, xuồng máy công suất lớn, xe gắn máy xoáy nòng để vận chuyển từ Campuchia vào Việt Nam. Mới đây, ngày 26/11, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện trên 3 tấn đường cát nhập lậu có hãn hiệu WHITE SUGAR, xuất xứ Thái Lan.
Đại tá Vũ Như Hà, Phó Cục Trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an cho biết, dự báo khi kiểm soát chặt chẽ mặt hàng đường theo đường chính ngạch, mặt hàng này có nguy cơ thẩm lậu qua đường tiểu ngạch. Do vậy, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng đường thẩm lậu vào Việt Nam.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng nhu cầu tiêu thụ lớn cũng là một trong những mặt hàng đối tượng buôn lậu nhắm đến vì lợi nhuận chênh lệch cao. Điển hình: Tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang), lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng liên tục phát hiện nhiều vụ vận chuyển hàng qua biên giới: phát hiện xe tải vận chuyển 1.145 thùng giấy bên trong chứa 34.350 bịch khăn ướt nhãn hiệu YUNIKU xuất xứ nước ngoài, trị giá 860 triệu đồng không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội Kiểm soát Hải quan Kiên Giang bắt giữ đối tượng vận chuyển 296 thùng sữa Ensure với 7.000 chai sữa nhập lậu. Các lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh đã phát hiện, bắt giữ hàng nghìn thùng bia ngoại nghi nhập lậu trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay...
Với buôn lậu vàng và vận chuyển ngoại tệ qua biên giới, Đại tá Vũ Như Hà cho biết, qua vụ buôn lậu lớn đã bị bắt giữ cho thấy một đường dây ở khu vực miền tây Nam bộ có thể đưa qua biên giới cả trăm kg vàng trong vòng 1 ngày và một lượng ngoại tệ lớn, ngoài việc bắt giữ hơn 100 kg lô vàng, lực lượng Công an còn bắt giữ khoảng 3 triệu USD và khoảng 30 tỷ đồng liên quan đến hoạt động vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ qua biên giới.
Ngày 16/11 tại vùng biển cách đảo Hòn Chuối khoảng 10 hải lý về hướng Tây, tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Sông Đốc (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau) phát hiện tàu KG 94117 TS do ông Đồng Tuấn Khải (ngụ tại tỉnh Kiên Giang) làm thuyền trưởng có nhiều dấu hiệu nghi vấn. UBND tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trao tặng Bằng, Giấy khen cho 5 cán bộ thuộc Đồn Biên phòng Sông Đốc. Qua công tác kiểm tra, lực lượng phát hiện trên tàu chứ hơn 18.000 lít dầu DO nhưng chủ tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ mua bán dầu và nguồn gốc. Lực lượng làm nhiệm vụ đã quyết định tịch thu toàn bộ 18.600 lít dầu DO và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Với thành tích xuất sắc của Đồn Biên phòng Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau đã tặng 3 Bằng khen, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trao tặng 2 Giấy khen cho 5 cán bộ thuộc Đồn Biên phòng Sông Đốc. |
Triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), trong tháng cuối năm, hoạt động nhập lậu hàng hóa qua biên giới Tây Nam sẽ gia tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cao vào dịp Tết Nguyên đán 2023, nhất là đối với các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, vàng...
Do đó, các tỉnh biên giới Tây Nam sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp Tết Nguyên đán năm 2023, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; đồng thời, tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng trọng điểm là hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện…; loại hình xuất nhập khẩu trọng điểm như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan… nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi buôn lậu.
Cán bộ Cục Hải quan Đồng Tháp bắt giữ đường nhập lậu. Ảnh TL
Để ngăn chặn đường lậu, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chỉ đạo lực lượng QLTT các tỉnh, đặc biệt các tỉnh phía Nam tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên các lĩnh vực quản lý; đặc biệt công tác chống buôn bán, vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang cũng như Công an tỉnh An Giang đã mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Chỉ đạo đấu tranh các chuyên án, vụ án, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đang thụ lý. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu của tỉnh. Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thực hiện có hiệu quả công tác chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng với trọng tâm đề cao vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác quản lý cán bộ, việc chấp hành quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy trình, quy chế, điều lệnh nội vụ để phòng ngừa sai phạm trong CBCS.
Công an tỉnh An Giang phối hợp cùng các đơn vị chức năng bắt quả tang các vụ buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Tại tỉnh Long An, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh có kế hoạch phát động cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, tập trung vào dịp lễ, tết; nắm chắc địa bàn, kịp thời phát hiện những thủ đoạn mới của tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là những mặt hàng liên quan mật thiết đến sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,...
Tỉnh cũng chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nắm chắc tình hình, đối tượng, các tuyến, địa bàn trọng điểm và các phương thức, thủ đoạn hoạt động để triệt phá tận gốc các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới tăng cường tuần tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở, các tuyến giao thương đường bộ, đường thủy giáp biên giới để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu.
Tại các tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang… cơ quan hải quan các địa phương đều tập trung rà soát các doanh để phân loại và quản lý, kịp thời phát hiện những hành vi gian lận thương mại, buôn lậu trong quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu; kiểm tra cơ sở sản xuất, kho bảo quản của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán của doanh nghiệp theo quy định...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.