Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 2 năm 2024 | 19:15

Đắk Nông tăng cường quản lý, giảm thiểu hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

Do yếu tố lịch sử, phong tục tập quán... nên tại tỉnh Đắk Nông đang tồn tại tình trạng các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư. Hiện chính quyền địa phương đang từng bước ngăn chặn, giảm thiểu việc các mô hình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư

Tại huyện Đắk R'lấp, đến năm 2023, 43 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được cấp phép, xác nhận hồ sơ môi trường; không có trang trại quy mô vừa, quy mô lớn nằm trong khu dân cư tập trung.

Hiện chỉ có một số ít các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 30 heo thịt) nằm gần điểm dân cư nông thôn có từ 10 - 20 hộ dân.

Theo UBND huyện Đắk R'lấp, về nguyên nhân, do yếu tố địa hình, cơ sở hạ tầng... nên các hộ gia đình thường lựa chọn các vị trí gần đường giao thông hiện hữu, gần hạ tầng điện, nước để thuận lợi và giảm chi phí trong chăn nuôi.

Các trại chăn nuôi heo mới phải bảo đảm khoảng cách và vệ sinh môi trường mới được tỉnh Đắk Nông chấp thuận đầu tư. Ảnh: Bảo Lâm

Ngoài ra, người dân xây dựng chuồng trại ở gần nhà để thuận tiện trong quá trình chăn nuôi, bảo vệ. Theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, dân số ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp... các điểm dân cư nông thôn ngày càng mở rộng.

Điều này làm cho khoảng cách từ các trang trại chăn nuôi đến điểm dân cư nông thôn ngày càng bị rút ngắn. Thậm chí, người dân còn đến xây dựng nhà ở, sinh sống giáp ranh với trang trại.

Thế nên, đã xảy ra tình trạng xung đột giữa các hộ chăn nuôi và các hộ không chăn nuôi, phát sinh các kiến nghị liên quan đến vấn đề hôi thối của trang trại chăn nuôi.

Tương tự, theo UBND huyện Cư Jút, hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 trang trại chăn nuôi heo nằm trong khu dân cư và 1 trang trại khác không bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.

Ngoài 2 trang trại nêu trên, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, manh mún và đã hoạt động từ nhiều năm trước. Việc này đã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân địa phương.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Theo UBND huyện Đắk R'lấp, để giải quyết hài hoà giữa việc phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo an toàn môi trường thì công tác quy hoạch, triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch vùng chăn nuôi... phải sát thực tế, bảo đảm chất lượng, phù hợp và có hiệu quả.

UBND huyện Đắk R'lấp đã chỉ đạo các phòng chuyên môn áp dụng các điều khoản liên quan đến khoảng cách an toàn môi trường quy định tại Luật bảo vệ môi trường.

Trong công tác thẩm định, cấp chủ trương, cấp phép môi trường, cấp phép xây dựng… UBND huyện Đắk R'lấp chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chú trọng, thực hiện đầy đủ, hiệu quả nội dung tham vấn cộng đồng, tham vấn ý kiến chuyên gia (nếu có).

Ngoài ra, địa phương còn lấy ý kiến cụ thể đối với các tổ chức, đơn vị có liên quan… để đảm bảo tính phản biện xã hội, góc nhìn đa chiều, đảm bảo tính hiệu quả cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường đối với dự án.

Các dự án đầu tư trang trại chăn nuôi mới mà không bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định thì tuyệt đối không chấp thuận, đồng ý triển khai đầu tư.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nông hộ, quy mô nhỏ tồn tại trong hoặc nằm gần trong điểm dân cư nông thôn từ lâu thì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn lập phương án, kế hoạch di dời hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi theo quy định.

Tại huyện Cư Jút, địa phương này đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tích cực thực hiện công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chăn nuôi heo thực hiện theo quy định, bảo đảm môi trường...

Trong đó, tránh các trường hợp tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân.

Chậm nhất đến ngày 31.12.2024, UBND các xã, thị trấn từng bước triển khai cho các cơ sở chăn nuôi heo ký cam kết, xây dựng phương án ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc phải di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Đối với các dự án đầu tư trang tại chăn nuôi mới không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường và đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định thì tuyệt đối không chấp thuận cho triển khai.

“Đến năm 2050, các đại dương có thể chứa nhựa nhiều hơn cá”

Đó là thông điệp mà ông Phan Quốc Huy – Bí thư Đoàn Thanh niên Cục Biển và Hải đảo đưa ra trong tham luận được trình bày tại Diễn đàn Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Trách nhiệm và hành động của Thanh niên, diễn ra ngày 28/2 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Hiện nay, các địa phương ở Đắk Nông đang hạn chế, ngăn chặn việc chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phan Tuấn

Tại Diễn đàn Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, ông Đặng Quốc Khánh – Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng đang là vấn đề của toàn cầu. “Những đặc tính bền, khó phân hủy của các sản phẩm nhựa, nilon đã và đang gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và các loài động thực vật trên Trái Đất” – ông Đặng Quốc Khánh nói.

Theo Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu. “Tại Diễn đàn hôm nay, tôi kêu gọi các cấp cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Thanh niên Bộ, Đoàn thanh niên các liên chi thuộc đoàn Trường Đại học TN&MT, các cơ quan tổ chức và cộng đồng cùng thống nhất nhận thức, chung tay hành động chống rác thải nhựa” – ông Đặng Quốc Khánh nói.

Trình bày tham luận tại diễn đàn, ông Phan Quốc Huy – Bí thư Đoàn Thanh niên Cục Biển và Hải đảo làm rõ mối nguy hại to lớn mà rác thải nhựa gây ra, trong đó vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang ngày càng nghiêm trọng, “Đến năm 2050, các đại dương có thể chứa nhựa nhiều hơn cá” – ông Phan Quốc Huy đưa ra cảnh báo và nhấn mạn, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhựa vẫn không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Bộ TN&MT, Việt Nam là nước đứng thứ 3 Asean về tiêu thụ các sản phẩm đến từ nhựa. Đi cùng với đó, nguy cơ rác thải nhựa cũng sẽ tăng cao.

Cũng tại diễn đàn, ông Trần Toàn – Bí thư Huyện đoàn A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ câu chuyện chống rác thải nhựa của địa phương. “Chúng tôi đưa ra nhiều sáng kiến giảm rác thải nhựa” – ông Trần Toàn mở đầu câu chuyện. Những sáng kiến mà Huyện đoàn A Lưới đưa ra đã và đang phát huy được hiệu quả thấy rõ trong. Có thể kể đến như mô hình trường học giảm thiểu rác thải nhựa với việc thực hiện đa dạng và đồng bộ các giải pháp như tập huấn tuyên truyền nhâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về tác hại của túi nilon, hay tổ chức ngày hội thiếu nhi nói không với túi nilon, phát động cuộc thi làm túi giấy thân thiện với môi trường…

Bí thư Huyện đoàn A Lưới Trần Toàn cho biết, để giảm rác thải nhựa cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, đoàn thể, người dân. Trong đó, 3 nội dung quan trọng nhất phải thực hiện được đó là tiết giảm sử dụng sản phẩm từ nhựa, tái sử dụng những sản phẩm từ nhựa và tìm ra nguồn vật liệu thay thế, thân thiện với môi trường. Khi thực hiện được ba việc trên, rác thải nhựa sẽ dần bị loại bỏ.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Cao Hoàng Anh – đại diện Đoàn Thanh niên Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT khẳng định, để giảm rác thải nhựa cần phải có giải pháp toàn diện. Trong đó quan trọng nhất là công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về mối nguy hại mà rác thải nhựa gây ra, từ đó chung tay đẩy lùi vấn nạn này. Ông Cao Hoàng Anh đặc biệt đánh giá cao vai trò của đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong cuộc chiến chống rác thải nhựa khi ví đây như những chiến binh thực thụ.
Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã chung tay thực hiện cam kết chống rác thải nhựa nói chung và chất thải nhựa đại dương nói riêng.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp từ laodong, moitruong...)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top