Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2023 | 10:46

Diện mạo mới của Nậm Xé

Là xã vùng cao, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Văn Bàn (Lào Cai), nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao, Mông... nên khi triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Nậm Xé gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với sự định hướng, hỗ trợ của chính quyền, các ngành chuyên môn cùng sự nỗ lực không ngừng, bà con trong xã đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái vượt qua khó khăn, tập trung  phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao từng ngày; Nậm Xé đã mang một diện mạo mới.

Phát huy truyền thống cách mạng

Nằm cách trung tâm huyện Văn Bàn gần 40km, Nậm Xé là vùng đất ghi dấu trận đánh mưu trí, táo bạo, sự hy sinh anh dũng của quân và dân huyện Văn Bàn  trước ngày Bác Hồ phát lệnh Toàn quốc kháng chiến, làm nên “Chiến thắng đồn Khau Co” trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, giải phóng Văn Bàn.

Đường vào thôn Ta Náng to rộng, sạch, đẹp.

Ông Lý A Kho, người con của Nậm Xé, đồng thời cũng là người lính trinh sát dũng cảm nay hơn 90 tuổi bồi hồi nhớ lại, khu đồn địch nằm trên khu vực đèo Khau Co cheo leo hiểm trở. Đội trinh sát của ông được giao nhiệm vụ tiếp cận, mở đường đều là thanh niên người Mông, Dao cao to, vạm vỡ mà phải rất vất vả luồn rừng, bám núi nhiều ngày, có lúc gần như kiệt sức. Nhưng cả đội vẫn quyết tâm tìm cách hoàn thành nhiệm vụ một cách sớm nhất. Mặc dù chỉ còn ông Lý A Kho may mắn sống sót nhưng sau trận đánh, quê hương Văn Bàn được giải phóng, đồng bào các dân tộc địa phương được tự do, khắp bản trên xóm dưới ai cũng vui mừng phấn khởi, người dân một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng. Nhiều năm nay, bà con các dân tộc vẫn tự hào về truyền thống cách mạng, bảo nhau chăm chỉ lao động, sản xuất.

Phong trào giúp nhau làm kinh tế đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Ông Ma Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, cho biết: “Xã hiện có 3 thôn, với 257 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông, Dao. Trước đây, do địa hình hiểm trở nhiều núi cao, vực sâu nên giao thông chủ yếu là đường mòn, có đoạn chỉ có thể đi bộ. Bà con sống dựa vào rừng, cây lương thực chính là lúa, ngô. Phong trào chung tay XDNTM đã khiến cho quê hương Nậm Xé thực sự thay đổi. Việc chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, bảo vệ rừng để trồng cây thảo quả kết hợp chăn nuôi gia súc đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân”.

Quanh theo những cung đường bê tông láng mịn, rộng rãi, bà Triệu Thị Mủi, Bí thư Chi bộ thôn Ta Náng dẫn chúng tôi đi thăm những ngôi nhà xây khang trang nhờ các mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê theo hướng hàng hóa như: gia đình ông Triệu Vạn Bảo, gia đình ông Triệu Trung Lâm nuôi đàn trâu hàng chục con kết hợp trồng rừng..., mỗi năm có thu nhập cả trăm triệu đồng. Cuộc sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt, ngày càng nhiều ngôi nhà gỗ dột nát được thay thế bằng ngôi nhà xây to đẹp. Trẻ em trong thôn đều đến trường đúng độ tuổi, không có học sinh nghỉ học tự do hoặc đi học thất thường. Các dịch vụ y tế cũng rất thuận lợi, cả thôn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện tại, Ta Náng chỉ còn 19 hộ nghèo, 85 hộ cận nghèo.

Ngoài diện tích cây lương thực, xã Nậm Xé cũng đã phát triển được 100ha măng sặt, doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng/năm; 50ha quế từ 1 - 3 năm tuổi; tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 22 nghìn con. Bên cạnh đó, xã vận động người dân thực hiện tốt công tác khoán bảo vệ rừng (diện tích rừng đặc dụng hơn 15.000ha). Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người  đạt 31,8 triệu đồng/năm.

Bà con Nậm Xé thu hoạch măng sặt. Với diện tích 100ha măng sặt, cho  thu hơn 1,5 tỷ đồng/năm.

Quyết “gỡ khó” để XDNTM

Có được thành quả như ngày hôm nay là do Chương trình XDNTM đã làm thay đổi tư duy, nhận thức khiến bà con mạnh dạn vay vốn phát triển chăn nuôi, trồng rừng, thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, công tác giảm nghèo cũng được triểu khai sâu rộng.

Ông Ma Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Xé cho biết, sau hơn 10 năm XDNTM, quê hương Nậm Xé đã khởi sắc với hệ thống đường giao thông đổ bê tông sạch sẽ, rộng thoáng, xe ô tô vào đến tận thôn, bản. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để bà con thuận lợi trong  lao động sản xuất và giao thương hàng hoá. Hầu hết số hộ trong xã đã mua sắm được xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền như: ti vi, tủ lạnh...

Cùng với việc phát triển kinh tế, chính quyền xã chú trọng chăm lo đời sống, nâng cao trình độ dân trí cho bà con. Xã hiện có 3 trường học các cấp với gần 500 học sinh. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, hơn 69% hộ có chuồng nuôi gia súc, 100% thôn có nhà văn hóa…Từ sự đồng thuận ủng hộ của người dân, tính đến tháng 6/2023, xã hoàn thành 7/19 tiêu chí NTM. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Dù xã còn nhiều cái khó để hoàn thành các tiêu chí NTM khác nhưng Đảng uỷ, chính quyền và Nhân dân trong xã đã đồng lòng quyết tâm “gỡ khó”, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Nậm Xé xác định tập trung hoàn thành tiêu chí dễ trước, khó sau, tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt là, tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực xã hội hoá, sự chung tay của các cấp các ngành..., sớm đưa Nậm Xé về đích NTM.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top