Dự thảo Luật Đất đai dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, người dân được hưởng lợi như thế nào khi bỏ khung giá đất là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm.
Sửa đổi phải thực hiện đồng bộ
Có nhiều nội dung của Luật Đất đai năm 2013 cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như bỏ khung giá đất xây dựng bằng giá đất sát với giá đất thị trường để khắc phụ tình trạng thất thoát tiền sử dụng đất, tham nhũng tiêu cực.
Về đấu thầu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh thông thầu, bỏ thầu. Quy định chặt chẽ các trường hợp được chuyển nhượng, thế chấp nhằm khắc phục tình trạng nhà thầu chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước mà lợi dụng chính sách này để thế chấp, chuyển nhượng thu lời bất chính.
Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, cần phải quy định tiêu chí cụ thể để tránh việc lạm dụng thu hồi đất, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân.
Việc bỏ khung giá đất là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của dư luận.
Đánh thuế cao với cá nhân và tổ chức có nhiều đất, với những người có nhiều đất mà không đưa vào sử dụng và sử dụng công cụ thuế điều chỉnh nhằm khắc phục tình trạng đầu cơ về đất đai. Ngoài ra, cần xây dựng các dữ liệu thông tin về đất đai, thường xuyên cập nhật các biến động về đất đai phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả.
Cần phải khảo sát đánh giá kỹ lưỡng những tác động về mặt xã hội đối với việc mở rộng cho phép tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận đất trồng lúa.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường, phù hợp với nhu cầu của đối tượng có đất thu hồi và điều kiện của từng địa phương.
Việc sửa đổi Luật Đất đai phải đồng bộ với các luật khác nhau như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Ngoài ra, việc sửa đổi Luật Đất đai phải bảo đảm thực hiện hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Những lợi ích người dân được hưởng khi bỏ khung giá đất
Việc bỏ khung giá đất là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của dư luận khá nhiều so với các điểm mới của dự thảo Luật Đất đai lần này.
Hiện nay, mức bồi thường thu hồi đất được tính trên bảng giá đất do các tỉnh, thành ban hành dựa trên khung giá đất. Vì thế, tiền bồi thường được cho là chưa tương xứng với giá thị trường dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Kéo theo đó, công tác giải phóng mặt bằng cũng bị ách tắc.
Việc bỏ khung giá đất sẽ giúp giảm bớt vấn đề khiếu nại, tranh chấp và việc giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng và tiến độ của các dự án cũng đẩy nhanh hơn.
Ngoài ra, việc bỏ khung giá đất cũng giúp hạn chế vấn nạn đầu cơ đất đai, từ đó giúp thị trường minh bạch, lành mạnh, không còn hiện tượng trục lợi trên đất đai và làm tăng nguồn ngân sách nhà nước từ thuế.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, bỏ khung giá đất, người dân sẽ được bồi thường đúng giá trị đất khi nhà nước thu hồi.
Trong quá trình xác định bảng giá đất, nghĩa vụ người dân sẽ tăng lên. Nhưng nhà nước sẽ sử dụng hệ số điều chỉnh làm sao để nghĩa vụ người dân sử dụng đất không tăng lên đột biến làm ảnh hưởng tới đời sống. Việc tăng này sẽ được xem xét một cách cân đối với đời sống người dân và quá trình liên quan đến việc đền bù cho người dân phải hài hòa.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này như việc bỏ khung giá đất sẽ đội chi phí đầu vào dự án dẫn đến giá nhà tăng lên do giá đất tăng, giá bồi thường tăng thì giá nhà cũng từ đó tăng theo; hay bỏ khung giá đất thì không có căn cứ cho các tỉnh dựa vào để quy định giá đất tỉnh, nếu mỗi tỉnh một giá đất khác nhau thì sẽ tạo ra mức giá chênh lệch không hợp lý...
Theo các chuyên gia, bỏ khung giá đất sẽ giúp hạn chế hiện tượng đầu cơ đất đai. Bởi khi khung giá đất sát thị trường sẽ khiến thuế bất động sản, phí chuyển nhượng cao hơn sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của việc đầu tư vào đất đai. Khi đó, người dân có nhu cầu mua nhà, đất để ở sẽ có cơ hội mua đúng giá, tránh được tình trạng giới đầu cơ ôm đất thổi giá.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.