Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2023 | 9:44

Đức Huệ đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Những năm qua, huyện Đức Huệ (Long An) đã nỗ lực đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Để rõ thêm thông tin, phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Phong, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Đức Huệ về vấn đề này.

Năm 2022, thực hiện việc đưa Nghị quyết của Đảng về xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp vào cuộc sống trên địa bàn huyện đạt kết quả khả quan, xin ông cho biết một vài nét khái quát?

Năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Đức Huệ lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã - thị trấn đã nổ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung quán triệt, triển khai thực hiện.

Ông Trần Thanh Phong - Bí thư huyện ủy Đức Huệ (thứ hai, từ phải qua) tặng biểu trưng hai căn nhà tình thương cho hộ nghèo ở xã Mỹ Quý Tây

Ông Nguyễn Thanh Hải (thứ hai trừ trái qua), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Long An, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Long An và ông Trần Thanh Phong, Bí thư Huyện ủy Đức Huệ (thứ hai từ phải qua) tặng biểu trưng hai căn nhà tình thương cho hộ nghèo ở xã Mỹ Quý Tây.

 

Huyện ủy xác định công tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU, ngày 28/3/2021 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đối với cây chanh và con bò, giai đoạn 2021 - 2025.

Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển; chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; huyện tổ chức lễ công nhận danh hiệu xã Mỹ Thạnh Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 3 xã (Mỹ Thạnh Đông, Bình Hòa Nam, Mỹ Thạnh Tây). Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển; số hộ đăng ký kinh doanh tăng so với năm 2021; thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra; chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, bám sát dự toán.

Toàn huyện có 14 HTX nông nghiệp, tăng 5 HTX so với năm 2021 (HTX NNDV Đúng Sạch, HTX NNDV Mỹ Phát, HTX NNDV Mỹ Thạnh Bắc, HTX chanh bông tím Giồng Cây Xoài, HTX NNDV Toàn Thắng). Tổ hợp tác (THT): có 42 THT với tổng số 506 thành viên; trong đó gồm 19 THT trồng trọt, 23 THT chăn nuôi; tăng 02 THT so với năm 2021.

Kết quả thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp như: Phát triển đàn bò trên địa bàn huyện đạt 9.140 con, trong đó bò được ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi chăn nuôi đạt 3.700 con, thực hiện trên 10 xã. Xây dựng 01 mô hình điểm của tỉnh tại xã Mỹ Quý Tây, 01 mô hình nhân rộng của tỉnh tại xã Mỹ Thạnh Đông; 05 mô hình chuyển đổi con giống tại xã Mỹ Quý Đông 02 MH, Mỹ Thạnh Tây 02 MH, Bình Thành 01 MH;

Tổng diện tích chanh trên địa bàn huyện đạt 2.845 ha (trong đó chanh có hạt (chanh giấy): 1.220 ha; chanh không hạt: 1.382 ha; chanh bông tím: 208 ha; giống khác: 35 ha). Ước năng suất đạt 150 tạ/ha. Sản lượng chanh bình quân toàn huyện đạt 40.047 tấn/năm;

Xây dựng vùng sản xuất cây chanh ứng dụng công nghệ cao đạt 62,7 ha cụ thể gồm: Xã Bình Hòa Nam thực hiện 32,7 ha, gồm 01 mô hình điểm của tỉnh tại HTX NN DV Thanh Sơn Bình Hòa Nam với diện tích 10 ha, 13 hộ tham gia; 01 mô hình điểm của huyện diện tích 22,7 ha, 23 hộ tham gia. Xã Mỹ Bình thực hiện 30 ha, gồm 01 mô hình điểm của huyện tại ấp 6, diện tích 10 ha, 4 hộ tham gia; 01 mô hình nhân rộng tại ấp 2, diện tích 20 ha, 09 hộ tham gia;

Tổng diện tích gieo sạ đạt 43.485 ha, năng suất ước đạt 50,6 tạ/ha, ước sản lượng đạt 219.935 tấn. Tổng sản lượng lúa chất lượng cao ước đạt 121.680 tấn. Xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đạt 50 ha tại xã Mỹ Thạnh Đông (25 ha) và Bình Hòa Bắc (25 ha). Xây dựng 01 hợp tác xã trồng cây lúa ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả, xây dựng được liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, thành lập 01 HTX (11 thành viên) sản xuất lúa theo hướng hữu cơ (giống lúa ST24) với diện tích 15 ha.

Trồng Chanh ở xã Bình Hòa Nam giúp nông dân tăng thêm thu nhập

Cây chanh giúp nông dân xã Bình Hòa Nam tăng thêm thu nhập.

 

Từ kết quả đạt được của năm 2022, Huyện ủy Đức Huệ đề ra mục tiêu cơ bản nào để phấn đấu trong năm 2023, làm tiền đề cho những năm tiếp theo, thưa ông?

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; áp dụng mô hình sản xuất hiệu quả phát triển các vùng sản xuất chuyên canh: như vùng lúa chất lượng cao; vùng chanh đạt tiêu chuẩn... Tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục hỗ trợ phát triễn các hợp tác xã, tổ hợp tác nâng cao năng lực chủ động liên kết tiêu thụ đầu ra, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi sản xuất có địa chỉ, truy xuất nguồn gốc; duy trì, nhân rộng diện tích doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn theo hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thực hiện cải tạo vườn cây, thay đổi việc sử dụng phân hóa học sang sử dụng phân bón hữu cơ nhằm cải tạo đất, sản xuất theo hướng VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi phù hợp với tình hình mới, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh công tác tái đàn vật nuôi. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng rừng, trồng cây phân tán để tăng độ che phủ. Tập trung thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bền vững, thực chất, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Nuôi bò thịt ở Đức Huệ

Mô hình nuôi bò thịt ở Đức Huệ.

 

Phấn đấu trong năm 2023, xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn quốc gia xây dựng NTM. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tập trung đầu tư hạ tầng trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh. Phấn đấu đến năm 2025, Đức Huệ có 5 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Riêng thị trấn Đông Thành phải đạt chuẩn Đô thị văn minh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Văn Bớt (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top