Quản lý và sử dụng đất đai là một trong những công việc quan trọng của Nhà nước nhằm kiến tạo sự phát triển, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. Tạp chí Kinh tế nông thôn tiếp tục đăng tải bài viết của tác giả Đinh Tấn Phong, nghiên cứu viên Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ, góp ý về chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Chính sách về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Thứ nhất, về tiếp cận quyền sử dụng đất trồng lúa, quy định tại Điều 45 dự thảo Luật cho thấy, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không còn bị hạn chế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, mở rộng khả năng tập trung tích tụ đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch đất nông nghiệp sang những chủ thể có nhu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Nếu không có những chính sách để tiếp cận đất trồng lúa, sẽ có nhiều diện tích bị bỏ hoang.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 45 vẫn còn tồn tại 02 hạn chế sau: Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất. Tuy nhiên, một số hình thức sản xuất hiện nay không phải là tổ chức kinh tế nhưng vẫn có thể tích tụ ruộng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như kinh tế trang trại hay tổ hợp tác. Do đó, việc yêu cầu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thành lập tổ chức kinh tế là chưa bao quát tất cả các trường hợp.
Đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, hiện nay dự thảo Luật chỉ yêu cầu tổ chức kinh tế phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được UBND cấp tỉnh chấp thuận mà chưa ràng buộc các tiêu chí, điều kiện khác kèm theo như: cam kết tiến độ dự án, năng lực nhà đầu tư,… nhằm đảm bảo nhà đầu tư thật sự có nhu cầu và năng lực triển khai dự án, phòng ngừa tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp.
Thứ hai, về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa. Nhằm góp phần phát huy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cải thiện sinh kế nông dân, đáp ứng nhu cầu thị trường, dự thảo Luật lần này cho phép người sử dụng đất được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại theo quy định của pháp luật về trồng trọt; được sử dụng một phần diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp (khoản 5, Điều 183). Vấn đề được đặt ra ở đây là “điều kiện cần thiết để trồng lúa” bao gồm những tiêu chí gì?
Điều này được khoản 1, Điều 56, Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau: “1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau: … d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại”. Quy định chi tiết nội dung này, khoản 1, Điều 13, Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây: … b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa…”. Như vậy, hiện nay quy định về điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại vẫn chưa được quy định rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo diện tích trồng lúa. Do đó, dự thảo Luật Đất đai và Luật Trồng trọt cần có sự thống nhất quy định về điều kiện cần thiết để trồng lúa nhằm đảm bảo quỹ đất trồng lúa, đặc biệt vùng trồng lúa chất lượng cao.
Trước yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp sẽ là tiền đề giúp phát huy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế người nông dân; xây dựng nông thôn Việt Nam văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Những chính sách mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cụ thể hóa các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII, các nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt, đã thể chế hóa 03 mục tiêu tổng quát, 06 mục tiêu cụ thể, 06 nhóm giải pháp và 08 nhóm chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển. Dự thảo Luật có nhiều nội dung mới, cụ thể:
Một là, đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Hai là, hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Ba là, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất.
Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.
Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Sáu là, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất.
Hoàn thiện các chế định về điều tiết của Nhà nước để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Bảy là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.
Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất. Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.
Tám là, quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
Chín là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.
Mười là, đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.