UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng.
Mục đích nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; Xử lý việc lấn, chiếm đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã; làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai của UBND cấp xã, cấp huyện và các tổ chức được giao quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, xây dựng trái phép, gây thất thoát lãng phí trong sử dụng dụng tài nguyên đất.
Nhà xưởng xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích, đất công; thực hiện có hiệu quả việc quản lý đất đai theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với thực tế của Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
UBND thành phố giao Sở Tài nguyện và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức xử lý, khắc phục đối với các vi phạm đã được thống kê tại các kết luận thanh tra, áp dụng các biện pháp, giải pháp đã được UBND TP chỉ đạo.
Giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng để UBND các quận, huyện, thị xã xử lý, khắc phục đối với các trường hợp vi phạm đã nêu trong các kết luận thanh tra; tổ chức rà soát các khu vực chưa có quy hoạch và phối hợp hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã xử lý các trường hợp vi phạm tại khu vực chưa có quy hoạch theo quy định của pháp luật.
UBND thành phố cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp và hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích trang trại chăn nuôi, trồng trọt theo đúng các tiêu chí hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng quy định, quy chế trình UBND thành phố phân công rõ trách nhiệm thực hiện, phối hợp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhất là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cán bộ chuyên môn thuộc UBND cấp xã; trong đó quy định rõ quy trình xử lý, hình thức xử lý đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra các vi phạm về đất đai, xây dựng mà không được xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp chủ trì kiểm tra, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng khi thực hiện xử lý các trường hợp. vi phạm trên đất nông nghiệp theo các kết luận thanh tra.
UBND thành phố đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt và áp dụng những giải pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật và các chỉ đạo của UBND TP đối với các vi phạm đã được chỉ ra tại kết luận thanh tra đối với đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích.
Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức xử lý, khắc phục xong các vi phạm đã được nêu tại các kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND TP trước 15/11/2024.
Thời gian qua, một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai, nhất là đất nông nghiệp, để cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lấn chiếm đất nông nghiệp, xây dựng các công trình trái phép, gây bức xúc trong dân và dư luận xã hội.
Mặc dù thành phố đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiến hành xử lý các vi phạm trên, nhưng tình hình chuyển biến chậm. Bằng văn bản này, người dân tin tưởng thành phố sẽ mạnh tay hơn trong việc xử lý người đứng đầu địa phương để xảy ra vi phạm và kiên quyết xử lý những công trình vi phạm đó.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.