Gần một tháng ra quân, lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 4.086 cơ sở, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 111 cơ sở vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023, từ ngày 18/4 đến ngày 15/5, đoàn liên ngành của tỉnh Hà Tĩnh với sự chủ trì của Sở Y tế phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố.
Trong đó, đoàn tập trung vào việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, kiểm thực 3 bước, các điều kiện về con người trong chế biến, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở ngày càng có ý thức chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. Đối với các cơ sở vi phạm, đoàn đã kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định để tạo tính răn đe và nâng cao nhận thức.
Đoàn liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại huyện Thạch Hà
Sau gần 1 tháng, đoàn liên ngành cấp tỉnh đã kiểm tra 59 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, phát hiện 3 cơ sở tại TP Hà Tĩnh và huyện Vũ Quang vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, với các lỗi như: không thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước; người trực tiếp chế biến thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; kinh doanh hàng quá hạn sử dụng. Trên cơ sở đó, đoàn đã lập biên bản và xử phạt các cơ sở với tổng số tiền 8,8 triệu đồng.
Cùng với việc kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh, đoàn liên ngành cấp tỉnh còn tiến hành kiểm tra công tác quản lý an toàn thực phẩm của các ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP cấp huyện với các nội dung: công tác chỉ đạo điều hành; tổ chức và hoạt động ban chỉ đạo; công tác thanh tra, kiểm tra; hoạt động truyền thông, giáo dục... Đoàn liên ngành đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế của các ban chỉ đạo trong công tác quản lý về an toàn thực phẩm, từ đó yêu cầu khẩn trương vào cuộc để khắc phục.
Không chỉ đoàn liên ngành cấp tỉnh Hà Tĩnh mà trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, các địa phương cũng đã có sự vào cuộc quyết liệt.
Theo tổng hợp từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh, trong “Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2023, toàn tỉnh đã thành lập 232 đoàn, trong đó cấp tỉnh 3 đoàn, cấp huyện 14 đoàn, cấp xã 215 đoàn. Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 4.086 cơ sở. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 111 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 190 triệu đồng.
Bà Đào Thị Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá: “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đã được các cấp chính quyền triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh; nhiều vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm được phát hiện và xử lý kịp thời. Không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn trong tháng cao điểm.
Tuy nhiên, qua tổng hợp cho thấy, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở có hành vi vi phạm còn thấp, đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn nên chưa đủ sức răn đe đối với các cơ sở vi phạm. Đang còn tình trạng cơ sở thực phẩm kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng nhập lậu…
Thời gian tới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kiến nghị, dù tháng hành động đã kết thúc song các địa phương cần tiếp tục duy trì và triển khai tốt các hoạt động về bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát chặt chẽ các cơ sở việc khắc phục các tồn tại sau kiểm tra. Đồng thời, cần gắn công tác đảm bảo an toàn thực phẩm với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, kết hợp hướng dẫn các cơ sở đã được đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP duy trì tốt các điều kiện, quy trình đã cam kết, xây dựng".
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.