Để ngăn chặn tình trạng bẫy chim trời mùa chim di cư, những ngày gần đây, Công an nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã ra đồng thu gom, tiêu hủy hàng trăm con cò giả làm “mồi” nhử để đánh bẫy.
Hàng năm, tại tỉnh Hà Tĩnh, vào dịp tháng 9, tháng 10 là mùa di cư của các loài chim hoang dã, chim di cư, trong đó chủ yếu là cò trắng, chim vạc, chim nhát… Những loài chim này bay về kiếm ăn và đậu trên các cánh đồng, lùm cây ven các vùng đồng ruộng thấp trũng, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... Đây cũng là thời điểm người dân nhiều địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đánh bẫy, giăng bắt chim trời đem bán làm mồi nhậu cho các nhà hàng, quán nhậu và người đi đường.
Lực lượng chức năng làm việc với một tiểu thương bày bán chim trời công khai tại chợ Hội (Cẩm Xuyên).
Để hạn chế tình trạng đánh bắt chim trời, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp đồng loạt ra quân để ngăn chặn tình trạng này.
Theo thống kê sơ của ngành chức năng Hà Tĩnh, gần hai tháng nay, các huyện, thị xã trong toàn tỉnh đã tổ chức hơn 1.000 cuộc tuyên truyền, ký cam kết với người dân trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ chim trời; hơn 200 cuộc kiểm tra, truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy và xử lý các loại dụng cụ, phương tiện bẫy bắt chim di cư.
Số chim trời đã bị giết thịt có trọng lượng 34kg được phát hiện trong nhà hàng Hùng Chim, của anh Lê Văn Hùng (SN 1986), ở thôn 5, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà.
Cụ thể: tịch thu, tiêu hủy hơn 2.300 mồi chim giả, hàng chục ngàn que nhạ, gần 100 loa, ắc quy, máy phát tín hiệu gọi chim, hơn 16.000 mét lưới. Tháo dỡ tiêu hủy hơn 75 lùm, lán tạm dùng để ẩn nấp, bẫy bắt chim. Rất nhiều chim mồi đã được giải thoát để thả về môi trường tự nhiên.
Với quyết tâm dẹp nạn săn bắt chim trời, ngoài việc áp dụng chế tài quyết liệt, các lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh đang tăng cường phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết với các hộ gia đình, qua đó góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của người dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.