Hôm nay, 19/10, TP. Hải Phòng tiếp tục cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa tại Bãi Cát Dứa II thuộc phân khu phục hồi sinh thái biển Vườn Quốc gia Cát Bà.
Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập từ năm 1986 với tổng diện tích 15.200ha. Vườn quốc gia Cát Bà có chức năng bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan; quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn và phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng...
Chủ tịch TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra thực địa công trình vi phạm tại Vườn quốc gia Cát Bà.
Từ năm 2009, Vườn Quốc gia Cát Bà đã để Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà thực hiện liên doanh, liên kết với 7 doanh nghiệp để cho các doanh nghiệp tự đầu tư, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái không đúng quy định.
Các công ty gồm: Công ty TNHH Du lịch dịch vụ thủy sản thương mại Thùy Trang; Công ty Cổ phần Thương mại Tùng Long; Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa; Công ty Cổ phần Khu du lịch Đảo Cát Bà; Công ty TNHH Đảo Cát; Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và Dịch vụ Đông Kinh; Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình.
Qua kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp hoạt động đầu tư, xây dựng khi không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng; Không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng; Không lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Không có các thủ tục về phòng cháy chữa cháy; Không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú.
Theo Sở Xây dựng Hải Phòng, công trình tại Vườn Quốc gia Cát Bà không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Vườn Quốc gia Cát Bà được xác định là Khu chức năng đặc thù. Do đó, trước khi tổ chức thi công các công trình xây dựng tại Vườn Quốc gia Cát Bà, chủ đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thực hiện các thủ tục cấp Giấy phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng là hành vi vi phạm hành chính cần phải xử lý.
Thanh tra Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, lập Biên bản vi phạm hành chính 6 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư xây dựng tại các phân khu phục hồi sinh thái biển thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà với hành vi vi phạm được xác định “Xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, vi phạm điểm c khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ”.
Đồng thời, Thanh tra Sở Xây dựng cũng đã ban hành các quyết định, tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tự giác thi hành quyết định hành chính đã ban hành; thực hiện quy trình, thủ tục và ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Đến nay, việc cưỡng chế các công trình xây dựng du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà đã hoàn thành tháo dỡ công trình vi phạm của 2/7 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Khu du lịch Đảo Cát Bà, Công ty TNHH Đảo Cát), đang tập trung chỉ đạo tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm của 2 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại Tùng Long, Công ty TNHH Du lịch dịch vụ thủy sản thương mại Thùy Trang (đã hoàn thành được 60% khối lượng).
Dự kiến cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và dịch vụ Đông Kinh trong tháng 10/2022 và hoàn thành cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ các điểm vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà trong năm 2022.
Phạm Trang
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.