Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2022 | 11:37

Hàng chục cơ sở nuôi, nhốt chim ở Huế không có giấy phép kinh doanh

Ngày 16/12, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, vừa phối hợp với tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tổ chức hội nghị Tăng cường thực thi các giải pháp để bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế, tỉnh là một trong những địa phương có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, có sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, với áp lực từ nhiều phía, trong đó có tình trạng săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép mà tài nguyên rừng, động vật và chim hoang dã bị suy giảm đáng kể. Một số loài động vật và chim hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Cơ quan chức năng tỉnh TT- Huế đã tiến hành tiêu hủy dụng cụ dùng bắt chim trời của một số đối tượng trên địa bàn.

Cơ quan chức năng tỉnh TT- Huế đã tiến hành tiêu hủy dụng cụ dùng bắt chim trời của một số đối tượng trên địa bàn.

Qua khảo sát nhanh của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế thực hiện vào tháng 10/2022, toàn bộ gần 30 cơ sở có hoạt động nuôi nhốt và kinh doanh chim trên địa bàn tỉnh đều không có giấy phép kinh doanh và không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của các loài chim đang bị nuôi nhốt, kinh doanh. Phần lớn khách hàng của cơ sở này là những người nuôi chim cảnh/chim hót để giải trí tại nhà.

Tình trạng này xảy ra một phần do người dân chưa nhận thức rõ về nguy cơ liên quan đến pháp luật hay dịch bệnh từ chim hoang dã, cũng như vai trò quan trọng của động vật hoang dã đối với môi trường thiên nhiên.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiến hành thả về tự nhiên loài chim quý hiếm sau khi được người dân bàn giao.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiến hành thả về tự nhiên loài chim quý hiếm sau khi được người dân bàn giao.

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành văn bản hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm các loài chim trời. Mức xử phạt cao nhất cho hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật hoang dã trái quy định từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng…

Theo đó, nghiêm cấm việc cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương, tổ chức, đơn vị ăn thịt cũng như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, các loài chim trời…

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ môi trường để phát triển chăn nuôi bền vững

    Bảo vệ môi trường để phát triển chăn nuôi bền vững

    Hoạt động chăn nuôi đang tác động không nhỏ đến môi trường sống. Thực tế cho thấy, để chăn nuôi phát triển bền vững thì vấn đề xử lý môi trường cần được thực hiện tốt.

  • Khi chính quyền quan tâm, người dân Sóc Trăng đồng thuận trước dự án lớn

    Khi chính quyền quan tâm, người dân Sóc Trăng đồng thuận trước dự án lớn

    Sau khi Công ty CP Bê tông Cửu Long tổ chức Lễ khởi công khai thác cát cung cấp cho Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, nhiều người dân đã phản ứng, thậm chí tập trung đông người xung quanh khu vực mỏ cát MS01 trên sông Hậu (thuộc xã Phong Nẫm và xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), cản trở việc khai thác cát cũng như hoạt động của lực lượng chức năng.

  • Cảnh giác với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả

    Cảnh giác với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả

    Thời gian qua, việc hàng loạt các công ty, doanh nghiệp bị xử phạt về sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giả, không đạt chuẩn, đã khiến cho bà con nông dân hết sức lo lắng khi đã và đang sử dụng những sản phẩm vật tư nông nghiệp kém chất lượng...

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top