Hàng nghìn nông dân trồng sầu riêng đang như ngồi trên "đống lửa" khi hợp tác xã bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngay trước khi nông sản vào chính vụ, đến đợt thu hoạch.
Sự cố ngoài ý muốn
Khoảng 2 tuần nữa, sầu riêng Đắk Lắk sẽ vào chính vụ, đến đợt thu hoạch lớn nhất trong năm. Năm 2023, thương lái khắp nơi đổ xô về đặt cọc với giá cao, nhiều nông hộ trồng sầu riêng cảm thấy phấn chấn. Thế nhưng, hàng ngàn nông hộ khác thuộc Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk đang đứng ngồi không yên bởi một sự cố ngoài ý muốn.
Ông Đỗ Xuân Hoàng - Giám đốc Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk thông tin, cuối tháng 6, đơn vị bị UBND huyện Krông Pắk thu hồi giấy phép kinh doanh.
Trong vòng 5 năm qua, ông Hoàng cùng bà con nông dân đã tích cực trồng, chăm sóc sầu riêng theo các quy chuẩn kỹ thuật, xây dựng được 26 mã vùng trồng. Toàn Hợp tác xã đang có 2.600 hộ dân tham gia với diện tích 1.260ha sầu riêng. Đây cũng là một trong những Hợp tác xã lớn của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
Ông Hoàng (ảnh phải) lo lắng cho số phận vườn sầu riêng của hàng nghìn hộ dân trong vùng. Ảnh: Bảo Trung
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, hiện Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk đã có đơn khiếu nại về việc bị UBND huyện Krông Pắk thu hồi giấy phép kinh doanh gửi đến nhiều cơ quan trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ở chiều ngược lại, UBND huyện Krông Pắk đã giao Công an huyện và các đơn vị liên quan xem xét, giải quyết việc Hợp tác xã Cây ăn trái bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Muốn được bán sầu riêng "chính ngạch"
Ông Hoàng trao đổi: “Chúng tôi đầu tư công sức, bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư sản xuất theo quy chuẩn, xây dựng được 26 mã vùng trồng. Chúng tôi mong muốn được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, thoát khỏi nỗi lo bị cò, thương lái ép giá. Nào ngờ, gần đến vụ mùa thì đơn vị bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Hơn 1.000ha sầu riêng ước cho sản lượng 30.000 tấn và 26 mã vùng trồng chưa biết đi đâu về đâu”.
Ông Hoàng cho rằng việc Hợp tác xã bị thu hồi giấy phép kinh doanh đã “chặn đường” xuất khẩu sầu riêng chính ngạch của các nông hộ trong vùng. Trong khi đó, việc xuất khẩu sầu riêng theo đường tiểu ngạch sẽ rất phức tạp, giá cả bấp bênh. Gần cả tháng nay, người nông dân mất ăn mất ngủ. Mọi chuyện đang rối như "canh hẹ". Bao nhiêu công sức mới đầu tư xây dựng mã vùng trồng thì giờ đổ bể, chẳng biết kêu ai.
Chung nỗi lo với ông Hoàng, anh Nguyễn Đức Tâm, một hộ dân trồng sầu riêng (thuộc Hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk) chia sẻ: "Bà con trồng sầu riêng quanh năm tất bật, cực khổ. Đặc biệt, việc trồng, chăm sóc sầu riêng theo quy chuẩn của đối tác, xây dựng mã vùng trồng còn khó khăn hơn. Do đó, ai cũng mong muốn có vụ mùa ổn định, được xuất khẩu chính ngạch.
Còn 2 tuần nữa là sầu riêng vào chính vụ. Hiện, Hợp tác xã đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Chúng tôi lo lắng không biết rồi có xuất khẩu được chính ngạch không hay phải đi đường tiểu ngạch”.
Một lãnh đạo UBND xã Ea Yông (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) thông tin, hợp tác xã Cây ăn trái Krông Pắk bị thu hồi giấy phép kinh doanh do một số vướng mắc trong quá trình kiện toàn nhân sự. Tuy nhiên, việc đơn vị bị thu hồi giấy phép sẽ không ảnh hưởng đến mã vùng trồng. Mã vùng trồng là do bà con liên kết, sản xuất theo quy chuẩn phía đối tác yêu cầu. Còn hợp tác xã bị thu hồi giấy phép là liên quan đến luật hoạt động. Đây là 2 vấn đề khác biệt nên bà con cứ yên tâm chăm sóc vườn, đảm bảo chất lượng, quy chuẩn. |
Theo laodong.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.