Ông Hồ Văn Viêm, trú ở phường Hương Vân, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế phản ánh việc hàng trăm cây keo hơn 3 năm tuổi của gia đình ông đã bị một doanh nghiệp đưa máy móc san ủi để khai thác đất.
Theo phản ánh của ông Hồ Văn Viêm, nhiều ngày qua, một doanh nghiệp ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa máy múc và xe tải vào khu vực TDP 5, phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà tiến hành san ủi cây keo của gia đình ông trồng rồi xúc đất chở đi.
Khu vực trồng keo của gia đình ông Viêm bị san ủi để lấy đất (Ảnh: Người dân cung cấp)
“Họ đưa máy móc vào san bạt cây keo của nhà tôi và lấy đất chở đi nhiều ngày nay mà gia đình tôi không hề hay biết. Sau khi phát hiện tôi đã yêu cầu họ dừng việc lại nhưng họ không thực hiện. Chỉ đến khi cơ quan chức năng lên làm việc, lập biên bản thì sự việc mới dừng lại và máy móc được mang ra khỏi khu vực”, ông Viêm bức xúc cho biết.
Theo ông Viêm thì việc san ủi và múc đất đã diễn ra từ nhiều ngày và hàng trăm cây keo hơn 3 năm tuổi của gia đình ông đã bị máy móc đốn hạ nằm ngổn ngang tại hiện trường, ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Cây keo của gia đình ông Viêm bị san ủi nằm ngổn ngang tại hiện trường.
Theo ông Viêm, khu đất trồng cây bị san ủi của gia đình ông trước đây là khu vực hoang vu, năm 1998, ông và nhiều người dân sinh sống xung quanh khu vực đã đến khai hoang và tiến hành trồng keo tràm, đến nay, gia đình ông Viêm đã trồng lứa keo thứ 3 và cây keo được hơn 3 năm tuổi.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà xác nhận, có sự việc doanh nghiệp đưa máy móc vào san ủi để lấy đất san lấp tại khu vực TDP 5, phường Tứ Hạ thì bị người dân ra ngăn cản.
Theo ông Viêm, đã có hàng trăm cây keo của gia đình ông bị san ủi.
Cũng theo ông Linh, việc san ủi lấy đất nói trên là Công ty TNHH MTV Xây dựng vận tải Việt Thắng thực hiện, nhằm phục vụ việc san lấp trên địa bàn.
Hiện, sự việc đã được dừng lại để chờ giải quyết từ cơ quan chức năng.
UBND tỉnh Hà Nam đề nghị các ngành, địa phương tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà ở. Tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở. Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu, vật liệu xây dựng…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để "găm hàng, tăng giá" trên địa bàn.
Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.