Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo thuận lợi cho nông dân canh tác cũng như vận chuyển vật tư, tiêu thụ nông sản, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) đã đầu tư xây dựng cũng như nâng cấp, sửa chữa các công trình đường giao thông, kênh mương thủy lợi...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thấy có nhiều “hạt sạn” tại một số công trình. Ghi nhận của phóng viên Kinh tế nông thôn về hai công trình trên địa bàn huyện Lắk.
Dùng đất khai thác trái phép làm đường
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Đắk Liêng - Đắk Phơi được thực hiện theo Quyết định 644/QĐ-UBND ngày 22/2/2021 của UBND huyện Lắk. Tổng kinh phí đầu tư 7,7 tỷ đồng, chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án và xây dựng huyện Lắk, đơn vị thi công là Công ty TNHH xây dựng Thuận Thành (trụ sở tại xã Đắk Liêng, huyện Lắk).
Thi công đường giao thông liên xã Đắk Liêng - Đắk Phơi.
Tuy nhiên, thay vì dùng đất như trong hồ sơ thiết kế, đơn vị thi công đã dùng đất lậu (đất khai thác trái phép) để làm đường.
Đơn vị thi công dùng đất khai thác trái phép làm đường.
Lực lượng công an xã Đắk Liêng đến hiện trường khai thác đất trái phép dùng làm đường.
Ông Ma Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã Đắk Liêng cho phóng viên biết, đã xử phạt và nhắc nhở nhưng nhà thầu vẫn khai thác đất trái phép để làm đường.
Kênh vừa làm xong đã xuất hiện hàng loạt vết nứt
Công trình nâng cấp, kiên cố hóa kênh cánh đồng Bông Krang trên địa phận xã Yang Tao được thực hiện theo Quyết định 654/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND huyện Lắk. Kinh phí thực hiện hơn 8,5 tỷ đồng, chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án xây dựng huyện Lắk, đơn vị thi công là Công ty TNHH Thuận Hiếu (trụ sở tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc).
Tuyến kênh cánh đồng Bông Krang nhìn từ trên cao
Công trình vừa hoàn thành nhưng dọc suốt tuyến kênh đã xuất hiện hàng loạt các vết nứt. Bên cạnh đó, việc đầm nén bờ kênh chưa đảm bảo chất lượng. Với chất lượng thi công công trình như vậy, sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và công năng của công trình.
Kênh vừa hoàn thành, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã xuất hiện hàng loạt các vết nứt trên toàn tuyến kênh.
Nhà thầu dùng "thủ thuật" để che đi vết nứt.
Việc đầm nén bờ kênh chưa đảm bảo chất lượng?
Bê tông có dấu hiệu kém chất lượng?
Các đơn vị liên quan huyện Lắk đi kiểm tra tuyến kênh trước khi đưa vào sử dụng.
Nhiều lần phóng viên liên hệ bằng nhiều hình thức với lãnh đạo Ban Quản lý Dự án xây dựng huyện Lắk nhưng không nhận được phản hồi.
Ảnh hưởng đến phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp
Việc lấy đất khai thác trái phép, đất không qua thí nghiệm để làm đường giao thông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ công trình. Cần biết rằng đây là đường giao thông liên kết giữa hai xã Đắk Liêng – Đắk Phơi; tuyến giao thông quan trọng trong việc giao thương và phát triển kinh tế nông thôn. Trong đó, nông nghiệp vẫn là kinh tế chủ đạo của hai xã Đắk Liêng – Đắk Phơi và các xã lân cận. Vì vậy, nếu tuyến đường này khi hoàn thành và đưa vào sử dụng không mang lại hiểu quả sẽ ảnh hưởng đến vận chuyển vật tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Tuyến kênh trên cánh đồng Bông Krang thi công với chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và độ bền của công trình. Đây là tuyến kênh được xây dựng phục vụ tưới cho lúa, cây trồng khác với diện tích lớn tại hai xã Bông Krang và xã Yang Tao. Với việc đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh hàng tỷ đồng từ ngân sách nhà nước nhưng nhà thầu lại thi công công trình như vậy, liệu khi đưa vào sử dụng có mang lại hiệu quả lâu dài cho công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các loại cây trồng?
Hai công trình trên được xây dựng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, cần xây dựng đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả khi đưa vào khai thác. Với kiểu thi công bộc lộ những vấn đề như vậy, hai nhà thầu thi công hai công trình này liệu có đủ năng lực để tiếp tục thi công công trình khác hay không? Để xảy ra những "hạt sạn" như vậy, chủ đầu tư (Ban Quản lý Dự án xây dựng huyện Lắk) đã làm hết trách nhiệm? Đề nghị các cơ quan liên quan tỉnh Đắk Lắk và huyện Lắk sớm vào cuộc làm rõ những vấn đề tại hai dự án trên, đảm bảo phục tốt nhất cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.