Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2023 | 10:41

Hiểm họa từ nhập lậu giống gia cầm

Thời gian qua, tình trạng vận chuyển, nhậu lậu giống gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Nếu không có biện pháp mạnh để ngăn chặn, nguy cơ lây lan dịch bệnh đối với gia cầm trong nước là rất lớn, hậu quả sẽ khó lường đối với người chăn nuôi.

Liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển lậu 

Ngày 3/10, Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phối hợp với Đồn biên phòng Chi Ma, Hải quan Chi Ma, Đội quản lý thị trường số 3 làm nhiệm vụ tại thôn Quân Phát, xã Yên Khoái, phát hiện tại kho hàng của bà Trịnh Thị Nhớ (SN 1971) có 32 lồng gà chứa 4.827 gà con giống không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Làm việc với cơ quan chức năng, bà Nhớ cho biết, sáng 3/10, có một số người dân không quen biết đến thuê kho hàng để chứa gà giống, bà cho thuê với giá 100.000đồng/ngày.

Lực lượng chức năng bắt giữ nhiều vụ vận chuyển giống gia cầm trái phép.

Trước đó, vào ngày 1/10, Đội tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Trà Cổ phát hiện 1 bè xốp gỗ đang hành trình hướng từ khu vực vùng biển Trung Quốc sang vùng biển phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh)  có dấu hiệu nghi vấn.

Qua kiểm tra, trên phương tiện có 111 khay nhựa màu đen, bên trong mỗi khay có chứa 160 con gà giống (khoảng 2 ngày tuổi); tổng 17.760 con, trị giá gần 90 triệu đồng.

Phương tiện do Nguyễn Thành Quý (sinh năm 1965; nơi thường trú: thôn Sơn Tâm, thị trấn Giang Bình, thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) điều khiển.

Ngày 29/9, tại Km31 đường tỉnh 234 thuộc địa phận thôn Hợp Nhất, xã Nhân Lý (Chi Lăng), Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện Chi Lăng, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra xe ô tô tải BKS: 12C-074.71 do Quan Văn Bình (sinh năm 1993, trú tại thôn Pò Cại, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) điều khiển.

Theo phản ánh của các cơ quan truyền thông và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm, thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra khá phức tạp. Nguy cơ các chủng virus cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài lây lan là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe người dân.

Ngày 18/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 426/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh, thành phố biên giới chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Giá con giống chênh lệch khá lớn

Mới đây, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trả lời báo chí về tình trạng buôn lậu gia cầm giống qua biên giới. Theo ông Trọng, tình trạng này diễn ra hàng chục năm nay, đặc biệt là biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Hà Giang. Việc vận chuyển con giống nhập lậu theo rất nhiều cách, kể cả vận chuyển trứng sang Việt Nam để ấp.

Theo ông Trọng, khi giá con giống ở Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch lớn thì người ta bất chấp mọi quy định, bất chấp ảnh hưởng đến sản xuất trong nước cũng như tình hình an ninh xã hội, an ninh kinh tế và cả an toàn dịch bệnh để vận chuyển lậu con giống gia cầm.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi duy trì tăng trưởng  4-6%/năm. Sản lượng thịt đạt gần 2 triệu tấn, sản lượng trứng đạt trên 18 tỷ quả, cơ bản chủ động được nhu cầu thực phẩm trong nước.

Tuy nhiên, ngành gia cầm tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững. Hai năm qua, các doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm liên tục thua lỗ. Vừa rồi giá thịt gà, thịt vịt mới phục hồi. Đây là thời điểm bà con vào đàn để gỡ gạc phần nào khoản lỗ, thì lại bị giáng đòn chí mạng bởi con giống nhập lậu ồ ạt tràn biên. Nhiều hộ phải bỏ chuồng, không riêng gì con thương phẩm lấy thịt, trứng mà kể cả con giống cũng phải bỏ đi.

Điều quan trọng nhất là khi nhập những đàn giống này sang Việt Nam, chúng ta không thể kiểm soát được an toàn dịch bệnh. Nguy cơ lây truyền dịch bệnh rất cao. Đặc biệt, cúm gia cầm vẫn diễn biến rất phức tạp ở cả thế giới và trong nước.

Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sản xuất, ảnh hưởng đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm mà còn ảnh hưởng về mặt môi trường và kinh tế - xã hội. Tức là ảnh hưởng toàn diện.

Hiểm họa từ việc nhập lậu giống gia cầm 

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất giống gia cầm trong nước phải giảm đàn 50 - 60% vì không thể chịu nổi thua lỗ khi bán con giống gà, vịt dưới giá thành sản xuất. Ngay cả những doanh nghiệp FDI có tiềm lực mạnh cũng phải cắt giảm đàn 20 - 30%.

Việc nhập lậu các giống gà, vịt  không rõ nguồn gốc dẫn đến sự xâm nhập các chủng virus cúm gia cầm thể độc lực cao và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác từ nước ngoài vào Việt Nam. Việc vận chuyển con giống gia cầm qua nhiều địa phương, nếu không bị bắt giữ, sẽ dẫn đến việc lây lan và trở thành những ổ dịch lớn rất khó kiểm soát.

Giống gia cầm nhập lậu tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao.

Con giống nhập lậu không được kiểm dịch, không được tiêm phòng vắcxin, lại nhiễm sẵn nhiều mầm bệnh, khiến tỷ lệ chết rất cao. Rất nhiều con giống nhập về nuôi sau 1-3 tháng thì mắc bệnh và chết.

Sau khi bán con giống cho người tiêu dùng là họ phủi trách nhiệm, mặc người chăn nuôi, không “bảo hành” cho người chăn nuôi trong trường hợp con gà, con vịt bị mắc bệnh chết hoặc không đảm bảo chất lượng. Do đó, khi người chăn nuôi mua các con giống gia cầm này về, nếu xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ con giống chết rất cao, dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Ông Nguyễn Văn S., chủ trang trại chăn nuôi quy mô hơn 8.000 con gà tại xã Thanh Bình (Chương Mỹ - Hà Nội), chia sẻ: “Tỷ lệ nuôi sống những con gà nhập lậu cho đến lúc xuất chuồng chỉ đạt khoảng 70%, thiệt hại rất lớn. Trong khi đó, nếu nuôi các giống gà của doanh nghiệp uy tín, tỷ lệ chết chỉ khoảng 5 - 7%. Chưa kể các chi phí đội lên, thì nuôi gà nhập lậu lỗ khá cao. Hiện tại, hầu hết các trang trại đều nói không với gà nhập lậu”.

Để ngăn chặn hiểm họa này, trước mắt, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, nhất là Ban Chỉ đạo 389 Trung ương và địa phương phải vào cuộc kịp thời, quyết liệt để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển con giống từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, phải kiểm soát ngay từ khu vực biên giới. Kiểm soát chặt các chợ đầu mối, điểm trung chuyển để “chặt đứt” các điểm tập kết gia cầm giống quy mô lớn tỏa đi các tỉnh, thành. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi người chăn nuôi. Làm sao để người dân không tham rẻ, “tẩy chay” con giống gia cầm không rõ nguồn gốc, có như vậy mới bảo vệ được đàn gia cầm trong nước, bảo vệ được lợi ích cho người chăn nuôi và điều quan trọng là không cho dịch bệnh lây lan, phát triển.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top