Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 2 năm 2024 | 14:13

Kết quả bước đầu thực hiện ERPA ở Vườn Quốc gia Bạch Mã

Năm 2020 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực lâm nghiệp khi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).

Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá).

Tuần tra bảo vệ rừng.

Theo đó, nguồn thu từ ERPA là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh theo quy định của Luật Lâm nghiệp được chi trả theo quy định tại Nghị định này. Các đối tượng hưởng lợi từ ERPA gồm:

1- Chủ rừng theo quy định tại Điều 8, Luật Lâm nghiệp được giao quản lý rừng tự nhiên.

2- UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.

3- Cộng đồng dân cư, UBND xã có Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức.

4- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

5- Các đối tượng khác có hoạt động liên quan đến giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tại địa bàn 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong những chủ rừng được hưởng lợi từ nguồn ERPA, sử dụng nguồn tài chính này để thực hiện các công tác nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh theo quy định.

Phối kết hợp trong công tác tuần tra bảo vệ rừng.

Thực hiện Nghị định 107, ngay từ đầu năm 2023, Vườn Quốc gia Bạch Mã đã triển khai làm việc với các cộng đồng dân cư giáp ranh liền kề với ranh gới của Vườn và UBND các cấp có cộng đồng dân cư giáp ranh. Hiện đã xác định được 32 thôn, tổ dân phố thuộc 10 xã, thị trấn trên địa bàn hai huyện Phú Lộc và Nam Đông đủ điều kiện tham gia Thoả thuận tham gia quản lý rừng với Vườn.

Cộng đồng dân cư các thôn, tổ dân phố này sẽ nhận khoán bảo vệ rừng và được hỗ trợ phát triển sinh kế; UBND cấp xã có cộng đồng tham gia Thoả thuận tham gia quản lý rừng được chi trả từ nguồn ERPA tương ứng với diện tích của các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Vườn đã tiến hành giao khoán 6.338,22ha cho 32 cộng đồng và thoả thuận chi trả hơn 103 triệu đồng cho 10 xã, thị trấn có cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.

Thoả thuận ERPA được thực hiện ở Vườn Quốc gia Bạch Mã là nguồn lực có ý nghĩa đáng kể và kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Vì vậy, trong thời gian tới, Vườn cùng với UBND các cấp tiếp tục gắn bó, hướng dẫn các cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng và phát triển sinh kế để góp phần thực hiện Chiến lược lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top