Mặc dù ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt vào cuộc xử lý những hành vi khai thác cát trái phép. Tuy nhiên, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn diễn ra, khiến người dân sinh sống ở những vùng bị sạt lở bờ sông hết sức lo lắng, bức xúc.
Thực hiện hành vi vi phạm gần trụ sở Uỷ ban…
Trước thực trạng khai thác khoáng sản trái phép tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đang diễn ra vô cùng phức tạp, đặc biệt là tại xã Lộc Nam và một vài xã khác trên địa bàn.
Nhiều cá nhân, tổ chức đang vì cái lợi trước mắt mà bất chấp mọi hành vi, cố tình vi phạm pháp luật để khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép, thu lợi bất chính.
Theo thông tin phản ánh của người dân xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tại khu vực lòng hồ Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (thuộc thôn 4, xã Lộc Nam) đang có các đơn vị khai thác cát trái phép hoạt động.
QL55 nơi dân cư xã Lộc Nam sinh sống 2 bên.
Xe quá khổ quá tải ngày đêm cày nát đường liên thôn đi vào khu vực lòng hồ Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Cùng với đó, khói bụi do xe chở cát thường xuyên qua lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.
Người dân cho biết: "Mỏ cát và bãi tập kết khoáng sản cát này là của Công ty TNHH Tuấn Cát Lợi do ông Nguyễn Trọng Lượng làm chủ mới mua lại của một doanh nghiệp khác".
"Hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên chủ yếu hoạt động vào ban đêm, mỏ cát trên đã làm hư hỏng đường dân sinh (QL55). Ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì con đường trở nên lầy lội, người dân chúng tôi đi lại thật sự rất khó khăn, khổ sở”, người này cho biết thêm.
Anh H, một người dân đang làm việc tại gần địa điểm hút cát ở thôn 4, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm cho biết: "Việc hút cát tại đây là của Công ty Tuấn Cát Lợi, cát được hút sau đó chuyển về bãi tập kết ngay ngoài này. Việc hút cát và vận chuyển chỉ mới dừng được mấy ngày hôm nay. Còn trước đó, nắng mưa hay ngày đêm họ cũng vẫn hoạt động và vận chuyển cát ra ngoài. Cát được bán tại bãi với giá 280.000 ngàn đồng/khối".
Đại diện UBND xã Lộc Nam, ông Võ Thiên Bình - Chủ tịch UBND xã khẳng định trước báo chí: "Quan điểm của Ủy ban xã là không có giấy phép thì không được làm. Xã đã nhiều lần yêu cầu công ty làm các thủ tục theo quy định thì mới được khai thác. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cho anh em đi kiểm tra chứ nhìn hình ảnh này thì không biết được".
Ngoài ra, liên quan đến bãi tập kết cát tại thôn 4 xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, ông Nguyễn Văn Cát - Công chức địa chính xã cho biết: “UBND xã chỉ biết họ nói họ có sổ chuyển đổi mục đích thành đất ở chứ giấy phép bãi tập kết thì chưa thấy. Có cần nội dung gì thì để anh liên hệ nói họ cung cấp, xã chỉ biết họ có giấy tờ, có sổ đất thôi".
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Tấn Trầm - Chánh Văn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho hay, chưa nắm được thông tin việc khai thác cát trái phép tại thôn 4, xã Lộc Nam. Thông tin này, ông sẽ chuyển cho phòng Tài nguyên Môi trường tiếp tục xác minh, xử lý.
Hơn 80 vụ khai thác cát trái phép
Trong năm 2022, lực lượng chức năng của tỉnh Tiền Giang đã phối hợp tuần tra phát hiện hơn 80 vụ khai thác cát trái phép và vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ. Qua đó có 39 trường hợp, 63 đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 5,8 tỷ đồng; tịch thu 03 phương tiện kèm theo 3 máy bơm hút cát; hiện còn 40 vụ cùng hơn 60 đối tượng đang lập hồ sơ xử lý.
Biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ mạnh để đẩy lùi tình trạng bơm hút cát trái phép.
Qua đó, lực lượng Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện, xử lý 25 đối tượng và một tổ chức bơm hút cát trái phép với số tiền phạt hơn 5,1 tỷ đồng, tịch thu 01 phương tiện thủy nội địa. Hiện nay, nhiều “điểm nóng” thường xuyên xảy ra tình trạng “cát tặc” như : khu vực gần chân cầu Mỹ Thuận, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Vàm Kỳ Hôn) và xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo (Vàm kênh Xáng Đồng Tâm); xã Bình Đức, huyện Châu Thành. Đặc biệt ở khu vực ven biển cửa Tiểu, cửa Đại thuộc huyện Tân Phú Đông, trong năm nay, lực lượng Công an, bộ đội Biên phòng Tiền Giang phát hiện gần 40 tàu có trọng tải lớn, bơm hút cát trái phép, vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ đã được lập hồ sơ xử lý.
Gần đây, vật liệu cát khan hiếm và giá cao, các đối tượng bơm hút cát trái phép thu lợi nhuận lớn nên dùng nhiều biện pháp để đối phó với lực lượng chức năng. Việc xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh để các đối tượng bơm hút cát trái phép từ bỏ ngành nghề vi phạm pháp luật này.
Xử lý việc khai thác cát, sỏi trái phép vẫn “trên nóng, dưới lạnh”
Bà Lê Thị Hoa ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị bức xúc phản ánh: “Dưới sông Thạch Hãn, đối diện công trình kè vừa xây dựng các tàu hút cát, sỏi hoạt động từ 3h sáng hàng ngày; trên bờ, những đoàn xe tải “hổ vồ” chạy rầm rập suốt ngày, đêm. Nhiều năm qua, môi trường sống của người dân ở đây bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi bặm và sự bất an”.
Chúng tôi đến các điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Thạch Hãn, ghi nhận có các biển báo về vị trí mỏ, ranh giới khai thác nhưng không thấy lực lượng chức năng quản lý, giám sát quá trình khai thác này. Qua trao đổi, ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị thẳng thắn chỉ ra những sai phạm: “Việc cấp phép nạo vét, khai thác cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh Quảng Trị có lấy ý kiến Sở NN&PTNT; giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Xây dựng phối hợp cùng thực hiện.
Tuy nhiên, việc quan trọng là quá trình nạo vét, khai thác cát, sỏi các doanh nghiệp có thực hiện đúng như giấy phép được cấp hay không? Thực tế những năm qua, những máy hút của các doanh nghiệp này có thể nằm trên bờ hoặc trên sà lan nhưng vòi hút của chúng vươn ra ngoài ranh giới cho phép hàng trăm mét… Không thể để mãi việc doanh nghiệp cứ “bám” vào giấy phép, còn lực lượng chức năng thì bảo “có phép”, gây những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng và đáng tiếc”.
Chúng tôi tìm hiểu các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi ở đây cho thấy, sau khi được Sở TN&MT đề xuất, UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy phép khai thác, họ thực tế chỉ chịu sự quản lý, giám sát trên giấy tờ về mặt khối lượng khai thác. Bên cạnh sai phạm về khai thác như vừa đề cập, tại tất cả các bãi tập kết vật liệu này đều không có sự lắp đặt biển báo, hệ thống camera giám sát theo quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Trị vào cuối năm vừa diễn ra, ông Trần Việt Dũng, đại biểu huyện Triệu Phong đã chất vấn vấn đề này với ông Nguyễn Trường Khoa, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị. Ông Dũng nêu tình trạng các xe có tải trọng lớn chở cát, sỏi lưu thông gây trở ngại cho người tham gia giao thông và hư hỏng công trình giao thông. Mặt khác, việc khai thác cát, sỏi trên sông đã gây sạt lở 2 bờ sông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, đã có trường hợp sạt lở dẫn đến chết người tại thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị tháng 10/2022 vừa qua.
Nhiều điểm khai thác, tập kết kinh doanh cát, sỏi ở Quảng Trị chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ.
Ông Nguyễn Trường Khoa nói rằng, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư nói chung cũng như các dự án liên quan đến khai thác mỏ khoáng sản đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và được thông qua hội đồng trước khi UBND tỉnh phê duyệt. Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị cũng đã nhiều lần cùng chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc khai thác cát, sỏi trên địa bàn. “Tuy nhiên, hoạt động này cần sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt của tất cả cơ quan chức năng liên quan”, ông Khoa nói thêm.
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, có một thực tế là sau khi triển khai các dự án khai thác, nạo vét cát sỏi lòng sông thì xảy ra tình trạng sạt lở 2 bên bờ sông. Tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương, nặng nhất là ở bờ sông Thạch Hãn.
“Phải chăng, trong quá trình đánh giá tác động môi trường, dự báo của chúng ta không sát hoặc là không cụ thể”, ông Quang nêu câu hỏi với các đại biểu dự họp HĐND. Ông Quang cũng chỉ đạo các giám đốc sở, ngành của tỉnh Quảng Trị phải thực sự quyết liệt trong quản lý, giám sát hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi ở địa phương, không để xảy ra sự lo lắng, bức xúc trong nhân dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.