Mặc dù chính quyền, ngành chức năng đã tuyên truyền song thời gian qua, nhiều cơ sở chăn nuôi nằm ngay trong khu dân cư vẫn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân khu vực lân cận.
Thực trạng đáng buồn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm hằng năm của cả nước khoảng trên 156,8 triệu tấn (trong đó có phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi…). Bên cạnh đó, không chỉ là chất thải của vật nuôi mà còn kéo theo một loạt các loại chất thải khác từ các cơ sở giết mổ (lông da, sừng, móng, nội tạng …) từ dịch bệnh (gia súc gia cầm chết); từ các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đặc biệt, từ các cơ sở giết mổ bao hàm cả chất thải rắn, lỏng, khí rất khó xử lý, từ các phương tiện dụng cụ chăn nuôi làm lây lan dịch bệnh giữa các vùng miền.
Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ là hướng đi của chăn nuôi hiện đại.
Ngoài ra, vấn đề chăn nuôi tự phát còn nhiều, chưa có quy hoạch nên việc xả thải chăn nuôi chưa được quản lý tốt. Về công nghệ chăn nuôi cũng như công nghệ xử lý môi trường chưa đáp ứng được tốc độ phát triển chăn nuôi. Hiện nay, chúng ta chưa có các chính sách cụ thể hoặc có nhưng chưa triển khai được do không phù hợp thực tế để giúp các trang trại chăn nuôi xử lý chất thải. Thị trường tiêu thụ các chế phẩm được xử lý chưa có hệ thống (trong ngành nông nghiệp nói chung); công tác quản lý, tuyên truyền còn hạn chế, diện tích đất chăn thả gia súc lớn hạn hẹp, không có quy hoạch (nhất là chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu…) khó đầu tư cho việc xử lý chất thải.
Một số nguyên nhân khác như: Nhận thức về sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong đó có chăn nuôi của các doanh nghiệp, chủ trang trại, nhất là người nông dân còn chưa đầy đủ. Các mô hình kinh tế tuàn hoàn ứng dụng khoa học và công nghệ cao ở Việt Nam hầu hết còn chưa phổ biến, chỉ áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực, một số doanh nghiệp.
Ông Võ Trọng Thành, Cục Chăn nuôi, cho biết việc xử lý chất thải, xử lý môi trường đang là vấn đề lớn với ngành chăn nuôi. Một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này là phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và lâm nghiệp.
Chậm khắc phục
“Tình trạng này kéo dài từ năm 2019 đến nay, không ít lần trường tiếp khách về làm việc mà không khí hôi hám khiến chủ nhà và khách đều thấy bất tiện. Trường đã phản ánh, kiến nghị về việc này đến chính quyền song đến nay vẫn không có chuyển biến", lãnh đạo nhà trường cho biết."Mục sở thị" khu chăn nuôi này, phóng viên nhận thấy, nước thải từ cơ sở này chảy ra mương có màu đen, mùi xú uế tỏa vào trường học và các hộ dân sống xung quanh.
Cơ sở nuôi ngựa của hộ ông Dương Văn Thùy, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) nằm giữa khu dân cư.
Không riêng ở thị trấn Bắc Lý, ngay tại tổ dân phố Trung Đồng, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) cũng có hộ ông Dương Văn Thùy chăn nuôi ngựa với quy mô hàng chục con gây ô nhiễm. Tháng 2/2023, qua ý kiến người dân phản ánh, chính quyền địa phương kiểm tra, yêu cầu chủ hộ cam kết, áp dụng các biện pháp xử lý môi trường. Thế nhưng chỉ sau một thời gian rồi "đâu lại đóng đấy". Bà L.T.H bức xúc nói: "Những hôm thời tiết nồm ẩm, mùi hôi từ chuồng nuôi bốc ra càng nặng hơn. Ruồi nhặng bu bám trên tường, vật dụng sinh hoạt của gia đình tôi".
Tại thôn An Phú 1, xã Mỹ An (Lục Ngạn) trước đây, người dân bức xúc làm đơn kiến nghị đến chính quyền cấp huyện, xã đề nghị xử lý vi phạm đối với hai cơ sở chăn nuôi lợn của hộ ông Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Văn Hiền nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm. Ngày 21/1, ông Lê Văn Lũy, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Cả hai hộ chăn nuôi trên xây dựng trang trại trước thời điểm Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực nên không thể phá bỏ, dừng ngay hoạt động mà sẽ thực hiện từ năm 2025.
Qua theo dõi, đến nay, hộ ông Nguyễn Văn Tuyến đã giảm đàn, chờ xuất bán hết lứa lợn và cam kết dừng chăn nuôi. Về trường hợp ông Nguyễn Văn Hiền chưa nộp phạt 22,5 triệu đồng cũng như khắc phục hậu quả theo Quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND huyện, UBND xã đang tích cực phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng của huyện tổ chức cưỡng chế, kiên quyết xử lý không để vi phạm kéo dài”.
Hiện nay, UBND xã giao cho cán bộ chuyên môn phối hợp với lãnh đạo thôn An Phú 1, các hộ dân sống khu vực lân cận giám sát, nếu phát hiện các hộ trên tiếp tục tái đàn, gây ô nhiễm môi trường sẽ báo cáo Chủ tịch UBND huyện xử lý nghiêm.
Xử lý kiên quyết, tăng tính răn đe
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bắc Lý cho biết: “Chúng tôi đã phân công cán bộ xuống cơ sở kiểm tra, yêu cầu hộ ông Hậu giảm đàn, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi. Hiện số lượng vật nuôi tại cơ sở không nhiều”. Như vậy, thị trấn Bắc Lý cũng chưa có biện pháp đủ mạnh đối với hộ ông Hậu mà chủ yếu là tuyên truyền, nhắc nhở nên bất chấp sự phản ánh, kiến nghị của người dân, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Xuân Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết sẽ yêu cầu các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với UBND thị trấn Bắc Lý kiểm tra, báo cáo vụ việc. Quan điểm của huyện là tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh song phải chấp hành quy định pháp luật, nhất là bảo vệ môi trường. Sau kiểm tra, huyện sẽ căn cứ mức độ sai phạm xử lý nghiêm khắc.
Toàn tỉnh có hơn 2,2 nghìn cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại và 154 nghìn cơ sở chăn nuôi nông hộ với hai đối tượng vật nuôi chủ lực là lợn và gà. Hầu hết cơ sở chăn nuôi là mô hình nông hộ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị, hình thành từ trước năm 2020.
Ông Lê Văn Dương, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT) nói: “Bắc Giang là một trong những tỉnh có tổng đàn vật nuôi lớn nhất cả nước. Lĩnh vực này có đóng góp tới 46% trong tổng giá trị sản xuất chung của ngành nông nghiệp tỉnh, là sinh kế, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người, nhất là lao động trung tuổi. Theo Luật Chăn nuôi năm 2018, các cơ sở này sẽ phải giảm quy mô, tiến tới đến năm 2025 dừng hoạt động, di dời theo lộ trình. Trong thời gian này, các hộ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường vẫn bị xử lý".
Không phủ nhận lợi ích từ các cơ sở chăn nuôi mang lại song những năm gần đây, mật độ dân số tăng nhanh, hoạt động chăn nuôi trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc không còn phù hợp do gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người. Trong khi đó, việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi chưa đồng nhất, có nơi quyết liệt, rốt ráo, nơi lại làm ngơ, nể nang, ngại va chạm.
Bám sát quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh và quy định pháp luật hiện hành, thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý cơ sở chăn nuôi cố tình chây ỳ vi phạm môi trường, không để kéo dài tình trạng "một hộ chăn nuôi, cả làng chịu trận".
Các hộ sản xuất tiếp tục quan tâm thực hiện giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas, sử dụng chế phẩm sinh học, chăn nuôi trên đệm lót hoặc áp dụng quy trình tuần hoàn nhằm xử lý tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng dừng hoạt động, di dời khi tỉnh có quy định cụ thể.Đi đôi với giải pháp trên, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần xử lý kiên quyết, tăng sức răn đe đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm môi trường trong lành ở khu dân cư.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, với tổng đàn lợn đạt xấp xỉ 30 triệu con, gia cầm đạt trên 500 triệu con và gia súc đạt trên 12 triệu con, chúng ta có hệ sinh thái chăn nuôi đồ sộ, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 100triệu dân, xuất khẩu và sinh kế cho hơn chục triệu hộ nông dân.
Ông Thắng nhấn mạnh, đối với kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, việc bảo vệ, gìn giữ môi trường là hết sức cần thiết. Kinh tế tuần hoàn cũng được cho là gốc rễ của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi là giảm chi phí, tiêu thụ nguyên liệu đầu vào, giảm phát thải đầu ra, chế biến và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra chu trình khép kín giữa các ngành khác nhau như chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghệ chế biến.
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ngành chăn nuôi với khối lượng chất thải vài trăm triệu tấn/năm (cả chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải không khí), mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để sử dụng cho hợp lý để đảm bảo 3 yếu tố: không gây ô nhiễm môi trường; không để hiệu ứng khí nhà kính; tái sử dụng tham gia vào chuỗi tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế.
Nhằm đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, TS. Nguyễn Văn Bắc, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thường trực tại Nam Bộ, đề xuất đẩy mạnh ứng dụng các nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Bắc nhấn mạnh hai công nghệ cốt lõi. Thứ nhất, công nghệ vi sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn. Ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh việc nghiên cứu xử lý phân trực tiếp, xử lý phân không trực tiếp, vi sinh trong thức ăn chăn nuôi, hướng tới mục tiêu giảm thải và tăng hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, công nghệ ứng dụng côn trùng đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn. TS. Nguyễn Văn Bắc dẫn ví dụ về trùn quế, “1 tấn trùn quế có thể xử lý 30 tấn phân trong vòng một tháng. Chất thải từ trùn quế rất thích hợp để sử dụng trong trồng trọt, đem lại giá trị kinh tế cao”.
Cục Chăn nuôi mới công bố thêm ruồi lính đen - một loài vật nuôi khác được phép sử dụng trong chăn nuôi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy 1kg ấu trùng ruồi lính đen có khả năng xử lý 10kg chất thải hữu cơ trong vòng 15 ngày. Phân và ấu trùng ruồi lính đen được nhận định là nguồn nguyên liệu đầu vào hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về yến sử dụng ấu trùng ruồi lính đen trong quá trình nuôi yến, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển ruồi lính đen trong chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Về quản lý chính sách, TS. Nguyễn Văn Bắc đưa ra một số đề xuất: Cần có tiêu chuẩn để đánh giá lĩnh vực chăn nuôi tuần hoàn; cần công bố kịp thời, rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật phục vụ chăn nuôi tuần hoàn; để đưa hệ thống chăn nuôi tuần hoàn vào chuỗi bền vững với đầu tàu là doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có những buổi đối thoại doanh nghiệp về chăn nuôi tuần hoàn để có thể nắm bắt thông tin và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tiễn; các cơ quan, doanh nghiệp phối hợp cùng hệ thống khuyến nông để phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.