Phát hiện, thu giữ nhiều loại thực phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc… lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản và tiêu huỷ toàn bộ số thực phẩm trên.
700kg nầm thối chuẩn bị lọt vào các nhà hàng tại Hà Nội
Mới đây, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TP Hà Nội cho biết vừa chặn giữ 7 tạ nầm đã bốc mùi, có dấu hiệu hư hỏng, đang được tập kết tại bến xe, chuẩn bị mang đi tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn.
Theo đó, qua công tác nắm tình hình trên địa bàn, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TP Hà Nội đã phát hiện một số đối tượng có hành vi mua bán, tiêu thụ nầm động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí đã bốc, có dấu hiệu hư hỏng nên đã lập kế hoạch kiểm tra, bắt giữ.
Đoàn công tác liên ngành kiểm tra xe tải chở thực phẩm bẩn.
Qua đó, đoàn công tác gồm Đội 4 - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 25 - Cục QLTT Hà Nội kiểm tra xe tải mang biển kiểm soát 29H-338.94 đang dừng đỗ tại Bến xe Tĩnh số 40, thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Thời điểm kiểm tra, đoàn công tác phát hiện trong thùng xe chứa 28 bao tải, bên ngoài in chữ Trung Quốc, mỗi bao nặng 25kg, bên trong là nầm động vật. Tổng trọng lượng thu giữ ước tính khoảng 700kg.
Số thực phẩm bẩn bị thu giữ ước tính lên đến 700kg.
Suốt quá trình kiểm tra, người điều khiển phương tiện nêu trên là Lê Văn Lý (SN 1987, trú tại thôn Duyên Hà, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam) cũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số nầm lợn trên.
Làm việc với đoàn công tác, Lý khai được thuê chở số hàng trên về bến xe Tĩnh số 40, sẽ có người ra nhận và thanh toán tiền công chở, còn bản thân Lý không biết trên xe chở mặt hàng gì.
Theo ghi nhận của lực lượng chức năng tại hiện trường, toàn bộ số nầm lợn này đều đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy. Lực lượng chức năng cũng nhận định, số nầm này các đối tượng mua gom trôi nổi trên thị trường, sau đó tuồn vào các quán ăn, nhà hàng vỉa hè để tiêu thụ.
Hiện số hàng này đã bị thu giữ, chờ tiêu huỷ. Các cơ quan chức năng cũng đang xác minh đối tượng đầu mối để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Cơ sở sản xuất dầu thực vật vi phạm
Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 và Công an phường Long Thạnh tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Một thành viên Q.B.M, địa điểm sản xuất: Đường Tôn Đức Thắng, khóm Long Thị D, phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Đoàn kiểm tra lập Biên bản tạm giữ toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Một thành viên Q.B.M đang hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đại diện Công ty xuất trình toàn bộ các loại giấy tờ, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất dầu thực vật.
Qua kiểm tra hàng hóa đã thành phẩm – dầu thực vật đã được bao gói sẵn, định lượng trong các chai nhựa PE, phát hiện Công ty TNHH MTV Q.B.M sản xuất hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa (không ghi ngày sản xuất), nhưng có ghi hạn sử dụng và kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó.
Hàng hóa đã thành phẩm – dầu thực vật đã được bao gói sẵn, định lượng trong các chai nhựa PE
Đoàn kiểm tra lập Biên bản tạm giữ toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm quy định về nhãn hàng hóa để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định. Số lượng hàng hóa tạm giữ là 8.054 lít dầu thực vật, có giá trị 234,162 triệu đồng. Đồng thời, lấy mẫu để kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện Công ty TNHH MTV Q.B.M đang hợp đồng, nhận gia công, sản xuất dầu thực vật cho một doanh nghiệp có địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty TNHH MTV Q.B.M sản xuất theo công bố chất lượng của bên thuê gia công. Số lượng hàng hóa thành phẩm tại thời điểm kiểm tra là 3.360 lít (120 can, mỗi can 28 lít), có nhãn hàng hóa đúng theo quy định, trị giá hàng hóa 92,4 triệu đồng. Đoàn kiểm tra cũng thống nhất lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu chất lượng. Hiện, vụ việc đang tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.
Tiêu hủy gần 30kg thực phẩm nhập lậu
Qua nguồn tin phản ánh của quần chúng nhân dân cung cấp (đã được thẩm tra, xác minh có căn cứ, xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSATTP). Qua đó, Đội quản lý thị trường số 7 phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP huyện Văn Lãng tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm bao gói sẵn Nguyễn Thị Mẫn có địa chỉ: Ki ốt C,H chợ Na Sầm, Thị trấn Na Sầm, Huyện Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn đang bày bán hàng hóa vi phạm tại cửa hàng.
Kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh rau, củ, quả, thực phẩm bao gói sẵn Nguyễn Thị Mẫn có địa chỉ: Ki ốt C,H chợ Na Sầm, Thị trấn Na Sầm, Huyện Văn Lãng, Tỉnh Lạng Sơn
Tại thời điểm kiểm tra đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bày bán 02 loại hàng hóa gồm: Xúc xích loại 2,5kg/túi, số lượng: 06 túi và Chả xoắn loại 2,5kg/túi, số lượng: 04 túi (tổng trọng lượng 25kg). Toàn bộ số hàng hóa này đều có tem nhãn trên bao bì hàng hóa bằng chữ nước ngoài, chủ hộ kinh doanh là bà Nguyễn Thị Mẫn không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, không có giấy tờ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Đoàn KT giám sát hộ kinh doanh tiêu hủy hàng hóa vi phạm
Tổng trị giá hàng hóa theo giá niêm yết tại cửa hàng là 2.500.000, đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Nguyễn Thị Mẫn với số tiền 1.500.000, đồng, buộc chủ hộ kinh doanh tiêu hủy toàn bộ hàng hoá vi phạm nêu trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.