Trước hàng loạt thông tin cà phê Đăk Hà bị người dân hái xanh, bán cho thương lái được đăng tải trên mạng xã hội, ông Ngô Hồng Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cá nhân, đơn vị thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê chưa đảm bảo độ chín.
Kiểm tra việc thu hái cà phê xanh tại Đăk Hà, Kon Tum. Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN
Theo đó, UBND huyện Đăk Hà đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê năm 2023 do ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn. Nhiệm vụ của đoàn là tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn huyện. Đoàn cũng tham mưu xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cam kết thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê không đạt tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên; tuyên truyền, vận động nhân dân, các công ty cà phê, tổ chức, cá nhân kinh doanh, thu mua, chế biến cà phê trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc chủ trương chung của huyện về xây dựng thương hiệu “Cà phê Đắk Hà” vươn tầm quốc tế.
Riêng đối với UBND các xã, thị trấn, UBND huyện Đăk Hà yêu cầu tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thu hoạch cà phê năm 2023 phải đạt tỷ lệ quả chín 95% trở lên. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch triển khai và thường xuyên kiểm tra các sân phơi cà phê thuộc địa bàn quản lý, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân thu hái, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê không đúng với chủ trương chung của huyện.
Trước đó, cuối tháng 10/2023, nhiều thông tin được đăng tải trên mạng xã hội Facebook về việc các vựa thu mua cà phê đã mua cà phê xanh tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”.
Ông Ngô Hồng Hưng cho biết, qua xác minh, số cà phê xanh là của các hộ dân có diện tích cà phê ven lòng hồ thủy điện Plei Krông. Nguyên nhân người dân ở khu vực này hái xanh là do chủ thật sự của vườn đã mua đất nhưng không sinh sống trên địa bàn, giao diện tích đất trên cho người dân. Do sợ bị mất trộm, người dân ở khu vực này đã hái cà phê xanh để bán cho các thương lái. Tuy nhiên, sau khi lực lượng chức năng của huyện phát hiện và chấn chỉnh, tình trạng hái cà phê xanh tại khu vực này không còn diễn ra.
Niên vụ 2023, huyện Đăk Hà có khoảng trên 12.000 ha cà phê cho thu hoạch. Đây là vựa cà phê lớn nhất của tỉnh Kon Tum, với nhiều sản phẩm cà phê có chất lượng cao. Để tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu “Cà phê Đắk Hà”, UBND huyện Đăk Hà đã yêu cầu các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thu hái cà phê đảm bảo tỷ lệ chín trên 95%.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.