Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 8 năm 2023 | 9:59

Lâm Bình nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song Lâm Bình (Tuyên Quang) đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng cao chất lượng, giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.

Phát huy thế mạnh địa phương

Nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, những năm qua, Lâm Bình đã chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, gắn với sản xuất theo hướng hàng hóa những sản phẩm chủ lực. Khi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đã tập trung duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm, nuôi cá trên lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang.

Để làm được việc này, Lâm Bình khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ theo chuỗi giá trị, nhằm phát huy sức sáng tạo và nội lực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Mục tiêu đến năm 2025, Lâm Bình sẽ có sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao, tiêu chuẩn hoá, nâng cấp 5 sản phẩm đã phân hạng năm 2020 từ hạng 3 sao lên hạng 4 sao.

Lâm Bình hiện có 25 sản phẩm OCOP được công nhận cấp tỉnh (trong đó 4 sản phẩm chất lượng 4 sao, 21 sản phẩm chất lượng 3 sao), bao gồm các loại như rượu thóc, rượu men lá, chè Khau Mút, cá lăng, thịt dê..., trong đó sản phẩm thịt dê đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế của huyện.

Năm 2022, huyện Lâm Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cải tạo đàn dê núi của địa phương để đàn dê sinh trưởng khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng cao.

Địa bàn đa phần núi đá, là điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi dê núi. Cùng với thảm thực vật phong phú, có nhiều loại cây là thức ăn cho dê núi sinh trưởng, phát triển, thịt chắc, thơm, ngọt... nên thương hiệu dê núi Lâm Bình nhanh chóng được nhiều người biết đến và xuất bán đi nhiều tỉnh, thành. Để đưa sản phẩm dê núi thành sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn, năm 2022, Lâm Bình đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cải tạo đàn dê núi của địa phương để đàn dê cho năng suất, chất lượng cao. Bước đầu mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế, được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Ông Quang Minh Toàn (thôn Chấu Quân, xã Bình An), người tham gia mô hình chăn nuôi dê sinh sản, cho biết: Gia đình hiện nuôi trên 20 con dê các loại, kết hợp chăn thả tự nhiên và nuôi nhốt tập trung. Từ nhà đến khu vực nuôi dê trên núi đá mất một buổi sáng đi bộ, chính vì kết hợp chăn nuôi tự nhiên và nuôi nhốt nên kiểm soát được đàn dê sinh trưởng, con nào có biểu hiện ốm bệnh thì kịp thời được phòng trị, con nào tăng trưởng chậm được tách đàn để chăm sóc riêng... Nuôi dê không vất vả mà lại cho hiệu quả kinh tế cao, giá thịt dê khoảng 150 ngàn đồng/kg. Nhờ nuôi dê, gia đình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Nâng cao chất lượng

Theo kế hoạch năm 2023, huyện Lâm Bình có 6 sản phẩm mới tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, các địa phương có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đang tập trung hoàn thiện thủ tục hồ sơ, quảng bá, giới thiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xã Phúc Yên phấn đấu đưa sản phẩm thịt chua lợn đen thành sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn 3 sao trong năm 2023.

Thịt chua lợn đen Phúc Yên là một trong 6 sản phẩm của huyện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP vào cuối năm 2023. Để đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, ngoài việc thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng, xã Phúc Yên còn quan tâm tuyên truyền, vận động và dành những nguồn lực ưu đãi hỗ trợ các gia đình trong nhóm sở thích duy trì, nhân rộng việc chăn nuôi lợn đen địa phương, góp phần đảm bảo có đủ nguồn cung cấp chế biến thịt chua.

Ngoài 6 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng mới, huyện Lâm Bình còn có thêm 11 sản phẩm đã đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2020 cũng sẽ tham gia đánh giá, phân hạng lại. Để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện, hướng dẫn các chủ thể sản phẩm OCOP lập phương án và tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả; mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, cải tiến nhãn mác, mẫu mã, bao bì. Hỗ trợ kinh phí xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP tại các hội chợ, hội nghị, nhằm giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng.

Đặc biệt, Lâm Bình tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương và sản phẩn đạt tiêu chuẩn OCOP đến tay người tiêu dùng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Qua đó, không chỉ khẳng định được lợi thế các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, mà còn góp phần thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, cho biết, Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, do đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao, được thị trường chấp nhận, tạo thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn. Đối với sản phẩm thịt dê Lâm Bình, tới đây, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nhân thêm đàn, chăm sóc theo đúng quy trình, đồng thời kết hợp với các nhà phân phối đưa sản phẩm thịt dê Lâm Bình trở thành thương hiệu của tỉnh Tuyên Quang.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top