Mặc dù đã có những quy định về trách nhiệm của người nuôi chó, mèo thả rông cắn người, tuy nhiên, người nuôi vẫn dường như xem nhẹ, thậm chí là coi thường.
Do đó, để không còn bệnh Dại và ngăn chặn chó nuôi thả rông tấn công người, cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa.
Bắt buộc người nuôi phải chấp hành các quy định
Theo báo cáo tại buổi tập huấn giám sát bệnh Dại do Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai và các đơn vị liên quan vừa tổ chức tại tỉnh Gia Lai, năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh Dại, gần 700.000 người bị chó, mèo cắn phải tiêm phòng, tổn thất kinh tế gần 1.000 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quốc ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh Dại, 100.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước hiện có hơn 7 triệu con chó, mèo nhưng tỷ lệ tiêm phòng mới đạt khoảng 54%.
Chó nuôi thả rông tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh Dại.
Trước tình trạng nhiều vụ chó nuôi thả rông tấn công người gây thương tích, thậm chí tử vong, tại các địa phương phát hiện nhiều ổ dịch chó dại, luật sư Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hải Chi (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), cho biết: Để phòng ngừa bệnh Dại và không để chó nuôi tấn công người, các cơ quan chức năng cần phải bắt buộc người nuôi chó chấp hành nghiêm các quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo đó, người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND xã, phường.
Phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh và chấp hành tiêm vắcxin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm, theo quy định mới tại Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức xử phạt với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng đã tăng. Việc thả rông vật nuôi như chó, mèo… trong chung cư hay công viên có thể bị phạt đến 500.000 đồng. Trước đây, mức phạt quy định với hành vi này chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định: Chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.
“Tôi cho rằng, mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, do đó, cần tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm này”, luật sư Nguyễn Văn Thắng nói.
Chính quyền địa phương phải xử lý nghiêm các vi phạm
Ngày 14/3 vừa qua, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Công điện số 22/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn chó, mèo trên từng địa bàn được tiêm phòng dại trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Các địa phương xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Mạnh tay xử lý đối với chó thả rông.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm tập thể, cá nhân, người đứng đầu chính quyền các cấp còn chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dại. Cụ thể là ở những nơi có nhiều người chết vì bệnh dại như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên; nơi có tỷ lệ tiêm vắcxindại cho đàn chó dưới 10% như Quảng Bình, Hậu Giang, Bình Định, Quảng Nam…
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, để ngăn chặn và giảm thiểu bệnh Dại do chó mèo gây ra, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, chính quyền cũng phải làm tốt công tác quản lý chó, mèo tại địa phương.
Theo đó, chính quyền tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã.
Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.
“Đánh mạnh” vào ý thức người dân
Ông Sơn cho biết thêm, Hà Nội không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nuôi chó, mèo, nhất là các giống chó to, hung dữ. Với những gia đình có người già, trẻ em, tốt nhất là không nuôi các giống có bản năng tấn công người. Từ lâu, thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo, khuyến cáo để người dân có nhận thức đúng đắn về việc chăn nuôi thú cưng, đặc biệt là khi nuôi chó thì phải khai báo với chính quyền địa phương, đồng thời phải tiêm vắcxin phòng bệnh Dại đầy đủ cũng như nuôi nhốt đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
Không khó để bắt gặp hình ảnh chó nuôi thả rông tại các địa phương, nhất là ở các vùng nông thôn, thậm chí ngay cả ở các thành phố lớn. Người nuôi vẫn thả rông chó, hoặc dắt chó đi dạo nhưng không có biện pháp bảo đảm an toàn. Vì thế, ngoài việc cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của người dân, của chủ sở hữu vật nuôi trong việc phải tiêm ngừa đối với vật nuôi, tiêm ngừa khi bị chó, mèo tấn công nhằm phòng ngừa bệnh Dại, cần quyết liệt và mạnh tay hơn đối với tình trạng “thú cưng” là chó thả rông không rọ mõm nơi công cộng của chủ sở hữu vật nuôi như hiện nay.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.