Chỉ trong những ngày đầu tháng “Hành động an toàn thực phẩm năm 2023” đã có nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bẩn và hàng hóa không rõ xuất xứ bị các lực lượng chức năng kiểm tra và bắt giữ. Điều này cho thấy các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để xử lý tình trạng này. Do vậy, cần phải có biện pháp thích hợp để tình trạng này không còn tái diễn.
Thu giữ gần 500 lít rượu không rõ nguồm gốc, xuất xứ
Mới đây, ngày 18/4/2023 Đội 4 - Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 25 tiến hành kiểm tra nhà hàng Sơn Dương địa chỉ: Tổ 5 Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chủ nhà hàng là bà N.T.T (SN: 1982 trú tại thôn Tiên Lữ, Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội.
480 lít rượu màu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ. Ảnh: Công an Thành phố Hà Nội
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện, tạm giữ tại địa điểm kinh doanh 480 lít rượu màu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hiện Đội 4 - Phòng Cảnh sát môi trường đang tiếp tục phối hợp với Đội QLTT số 25 xác minh, làm rõ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Cùng ngày 18/4 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn thịt lợn ôi thiu đi tiêu thụ.
Qua kiểm tra, phát hiện xe ô tô tải do Đỗ Quốc Phong (sinh năm 1984, trú tại huyện Lập Thạch) điều khiển, vận chuyển khoảng 1 tấn lợn đã chết còn nguyên lông, được mổ phanh, bỏ nội tạng. Tất cả số lợn trên có màu tím tái, xuất huyết da, bốc mùi hôi thối.
1 tấn thịt lợn có màu tím tái, xuất huyết da, bốc mùi hôi thối cùng chủ phương tiện vận chuyển bị bắt giữ.
Ảnh: Bộ Công an
Tại cơ quan Công an, Đỗ Quốc Phong khai nhận vận chuyển số hàng trên từ xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch đến thành phố Vĩnh Yên để tiêu thụ kiếm lời.
Hiện, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh phối hợp Trạm chăn nuôi và thú y thành phố Vĩnh Yên tiến hành tiêu hủy và xử lý theo quy định.
Rạng sáng ngày 18/4/2023, Tổ công tác Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ số 6 - Phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội làm nhiệm vụ tuần tra trên tuyến đến khu vực đường Phạm Hùng - Trần Duy Hưng phát hiện xe ô tô tải BKS: 24H-018.78 có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra phương tiện được biết lái xe là anh T. V. M (SN: 1999, địa chỉ: Thượng Hà, Bảo Yên, Lào Cai).
Số lượng hàng hóa không có hóa đơn, xuất xứ bị thu giữ. Ảnh: Công an Thành phố Hà Nội
Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên xe có 19 bao tải quần áo các loại, 70 thùng các tông chứa bánh kẹo các loại có nhãn mác, chữ nước ngoài. Anh M không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn của số hàng hóa trên.
Hiện, vụ việc cùng tang vật đã được Tổ công tác bàn giao cho Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - Công an quận Cầu Giấy để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.
Giải Pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay
Trên đây chỉ là rất ít những vụ việc vận chuyển thực phẩm bẩn và hàng hóa không rõ nguồn gốc bị các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ.
Điều này có thể khẳng định các đối tượng buôn bán, vận chuyển thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn coi thường pháp luật, ngang nhiên buôn bán, vận chuyển thực phẩm bẩn đi tiêu thụ.
Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.
Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách, kinh tế – xã hội, Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Các lực lượng cần kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh.
Về phía Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật trong đó Quy định có liên quan đến VSATTP cho phù hợp với tình hình đất nước, Khắc phục tình trạng chồng chéo; đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về những văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
Bên cạnh đó, cần đề ra những chính sách nhằm ngăn chặn các sản thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta; gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, giết mổ động thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến,…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm VSATTP.
Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận.
Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Người tiêu dùng cần lựa chọn những địa chỉ cung cấp thực phẩm bảo đảm an toàn VSTP.
Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm.
Người dân cần thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với những đối tượng phải xin giấy phép; Nếu thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật (nếu bị cơ quan thẩm quyền phát hiện) và sản phẩm, doanh nghiệp không được người tiêu dùng tin tưởng.
Theo quy định tại Khoản 01, Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Tất cả Cơ sở sản xuất kinh doanh ngành thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp tại khoản 01, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP .
Nếu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý VSATTP, các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và nâng cao mức chế tài xử phạt vi phạm, người tiêu dùng tẩy chay những cơ sở kinh doanh, cửa hàng buôn bán các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo VSATTP và các cơ quan truyền thông lên tiếng, chúng ta sẽ hạn chế được việc kinh doanh, vận chuyển. buôn bán thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đi tiêu thụ. Có như vậy sức khỏe của người dân mới được bảo vệ một cách an toàn.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.