Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh chóng, cần có những giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động này đến người dân sinh sống tại khu vực nông thôn hiện nay.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường.
Các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc BVTV, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khỏe nhân dân. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước…
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
Bên cạnh đó, hiện nay, các doanh nghiệp cũng chưa mặn mà với đầu tư vào lĩnh vực nước sạch; sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khiến an toàn thực phẩm vẫn còn là nỗi lo lớn. Môi trường làng nghề, vệ sinh nông thôn vẫn là bài toán nan giải với nhiều địa phương. Biến đổi khí hậu tác động ngày một lớn đến cấp nước, môi trường…
Đơn cử, tỉnh Nam Định là địa phương sử dụng lượng thuốc BVTV khoảng 300 tấn/năm, lượng phân hóa học khoảng 160.000 tấn/năm. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún theo quy mô hộ nông dân, chăn nuôi nông hộ, cùng với việc lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Bên cạnh đó các hoạt động sản xuất của một số làng nghề truyền thống cũng gây ô nhiễm cho khu dân cư.
Liên quan tới những tồn tại, yếu kém về hệ thống chợ truyền thống tại tỉnh Thái Bình, hiện nay, một số chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. Các tiểu thương buôn bán tại chợ còn chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm...
Việc thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống còn gặp nhiều khó khăn, số lượng mẫu giám sát tại các chợ hiện nay khá khiêm tốn và chủ yếu áp dụng phương pháp test nhanh, mang yếu tố sàng lọc.
Tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường đang diễn ra phổ biến tại khu vực nông thôn
Còn tại Thanh Hóa, nhức nhối lớn nhất là vấn đề chất thải rắn. Đại diện địa phương chia sẻ, hiện khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều, có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, kết quả xử lý chất thải rắn vẫn chưa đạt được theo yêu cầu, vẫn còn tình trạng rác thải chưa được thu gom, đổ thải chưa đúng quy định ra ven đường giao thông, bờ kênh, mương, bờ sông… Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại các huyện còn thấp, nhất là ở khu vực miền núi.
Biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp, tỷ lệ đốt, tái chế chất thải còn thấp, lò đốt có công suất nhỏ. Một số bãi rác hiện có đã quá tải, rác thải được thu gom về chưa được xử lý tạo thành điểm ô nhiễm môi trường nông thôn…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 36 công trình cấp nước tự chảy tại các xã vùng sâu vùng xa đã được đầu tư từ rất lâu, khoảng 15 - 20 năm. Chính vì vậy, công nghệ xử lý đã lạc hậu và không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Do không được duy tu, sửa chữa thường xuyên; cán bộ vận hành, quản lý không chuyên trách, không có chuyên môn kỹ thuật nên các công trình hoạt động không bền vững, kém hiệu quả.
Đặc biệt, trong hoạt động quản lý, BVMT còn nhiều bất cập. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ BVMT chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn sẽ có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có sức khỏe người dân. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn ít về số lượng, bất cập về chất lượng. Hiện nay Việt Nam mới chỉ có gần 30 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân so sánh với một số nước trong khối ASEAN là 70 người/1 triệu dân.
Cần hạn chế và chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ mỗi vụ thu hoạch lúa.
Cơ sở pháp lý, ngân sách đầu tư cho BVMT nước còn quá ít thể hiện nhiều bất cập. Vấn đề đầu tư cho công tác BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu, còn dàn trải và thiếu hiệu quả. Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng…
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nông thôn đã góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng tại các khu vực nông thôn. Theo kết quả “Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục”, do PGS. TS. Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường năm 2012 cho thấy, trong số 4.700 đối tượng (nam và nữ) đã sử dụng nước giếng khoan trên 3 năm (có nhiễm chất asen) để ăn, uống và tắm giặt đã phát hiện được 60 trường hợp nhiễm độc asen mãn tính, chiếm tỷ lệ 1,62% trong tổng số người sử dụng nước ô nhiễm asen, phân bố nhiều nhất ở Hà Nội (7,25%), Vĩnh Phúc (4,98%), Nam Định (4,57%) .
Bên cạnh một số bệnh tật có tính chất di truyền thì tại các khu vực nông thôn hiện nay ở nước ta đang xuất hiện ngày càng các loại bệnh tật mới có tính chất lây lan nguy hiểm ra cộng đồng và tính chất hiểm nghèo đe dọa đến mạng sống con người, như dịch tả, ngoài da, hô hấp, uốn ván và đặc biệt là các căn bệnh có tính chất hiểm nghèo tiêu chảy cấp, ung thư có nguyên nhân do sử dụng các sản phẩm độc hại hoặc bị ô nhiễm...
Giải pháp tổng thể
Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Công Nhất, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của người dân nông thôn cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế, chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ đến công tác tuyên truyền chongười dân về ý thức bảo vệ chính môi trường mình đang sinh sống. Về lâu dài, phải có các giải pháp về kiểm tra, kiểm soát môi trường chặt chẽ, trong đó quan tâm hơn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường tại các khu vực nông thôn.
Theo đó, phải có các kế hoạch và biện pháp đánh giá toàn diện về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương khác nhau nên mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau, việc cần thiết là phải lập được bản đồ về ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn, qua đó xác định các vùng ô nhiễm trọng tâm, trọng điểm để từng bước đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp.
Xử lý chất thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối tại khu vực nông thôn. Ảnh: TL.
Đồng thời, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Đối với các khu công nghiệp đang đóng trên các địa bànnông thôn, nên có quy định bắt buộc đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thugom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, thường xuyêncó báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Về lâu dài, cần ban hành và thể chế hóa các luật lệ có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn, tiến tới xây dựng bộ luật riêng về lĩnh vực này.
Các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội, tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mậtthiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này trên các địa bàn nông thôn, như các cấp chính quyền địa ph ương, các cơquan quản lý và bảo vệ môi trường, các cơ sở y tế, các tổ chức đoàn thể có liên quan để đảm bảo cho công tác tuyên truyền, giáo dục và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn có hiệu quả hơn nữa.
Giải pháp khắc phục cho từng lĩnh vực cụ thể
Ngoài các giải pháp tổng thể trên, chúng ta cần tập trung vào các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:
Đối với lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật cần tiếp tục thực hiện công tác BVMT trong lĩnh vực trồng trọt được giao đặc biệt kiểm tra việc thu gom, xử lý và sử dụng phụ phẩm cây trồng tại các vùng trên cả nước; đẩy mạnh các giải pháp, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường; tiếp tục rà soát đề xuất loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, phân bón và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ….
Bà con quản lý, sử dụng hiệu quả các loại chất thải trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và tác động về sức khỏe
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, thú y cần tiếp tục đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi trên cơ sở điều chỉnh Chiến lược phát triển chăn nuôi; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi có tiềm năng; kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; tăng cường hoạt động kiểm dịch thú y, đẩy mạnh kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật...
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp cần tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, ngăn chặn hiệu hoạt động tác động tiêu cực tới môi trường như phá rừng, khai thác trái phép, cháy rừng; tăng cường sự hợp tác, phối hợp liên ngành ở trung ương và địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, …
Đối với lĩnh vực thủy sản – diêm nghiệp cần nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường lĩnh vực thủy sản bao gồm các nội dung: hoàn thiện mạng lưới hệ thống quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường nguồn lực (con người, thiết bị và tài chính) cho hệ thống quan trắc môi trường trong NTTS; xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý và văn bản kỹ thuật; quản lý và chia sẻ thông tin môi trường ….
Nông dân Gò Dầu thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật cho vào thùng để tiêu huỷ.
Đối với lĩnh vực thủy lợi cần tập trung thực hiện các quy định về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, nhất là trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình thủy lợi và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các tổ chức,cá nhân vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi, tập trung chỉ đạo, xử lý các điểm nóng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi;
Đối với lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn cần củng cố, kiện toàn lại chức năng nhiệm vụ và bộ máy, nhân sự quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề, nhất là tại các địa phương cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước; thống nhất giao nhiệm vụ chủ trì quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành nghề nông thôn, làng nghề cho ngành Nông nghiệp và PTNT theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát, đánh giá thực trạng làng nghề hiện nay để xây dựng tiêu chí, đánh giá phân loại làng nghề; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT làng nghề, tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường làng nghề cấp cơ sở.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BVMT và hỗ trợ đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý môi trường tại cơ sở trong làng nghề; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho làng nghề; xây dựng hệ thống thu gom, phân loại chất thải rắn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời các cơ sở sản xuất của làng nghề trong khu dân cư có nguy cơ cao ô nhiễm môi trường ….
Đối với lĩnh vực phòng chống thiên tai cần phố biến, thực hiện lồng ghép yếu tố rủi ro thiên tai vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực môi trường; định hướng giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí hướng dẫn lồng ghép, ban hành hướng dẫn việc lồng ghép, phố biến tới các Bộ ngành và địa phương để thực hiện lồng ghép; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thúc đẩy xây dựng các hoạt động đảm bảo môi trường sau thiên tai phòng tránh bệnh tật cho người dân vùng chịu ảnh hưởng thiên tai.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.