Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 11 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 8 năm 2023 | 14:58

Phá rừng đặc dụng, 4 đối tượng ở Bắc Giang lĩnh hơn 9 năm tù

Ngày 25/8, tại xã An Lạc, Tòa án nhân dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm đối với 4 bị cáo về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” xảy ra vào tháng 1/2023, trên địa bàn xã này.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sơn Động, từ ngày 3 đến 5/1/2023, Dương Văn Lưu (SN 1984), Mã Văn Bình (SN 1989), Mã Văn Long (SN 1997), cùng trú tại thôn Đồng Khao (xã An Lạc) vào rừng đặc dụng chặt hạ, khai thác 10 cây gỗ. Tiếp đó, ngày 8 và 9/1/2023, 3 đối tượng trên cùng Giáp Thanh Hải (SN 1973), cùng ở thôn Đồng Khao tiếp tục vào rừng chặt hạ, khai thác thêm 8 cây gỗ.

Qua kiểm tra hiện trường, lực lượng chức năng xác định khu rừng đặc dụng bị chặt hạ thuộc khoảnh 66, tiểu khu 148, thôn Đồng Khao, xã An Lạc. Đây là diện tích rừng do Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử quản lý.

Các bị cáo tại phiên xét xử lưu động.

Tiến hành khám nghiệm, trưng cầu giám định của Viện Công nghiệp rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) và kết luận giám định của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, lực lượng chức năng xác định, trong số cây bị triệt hạ có 17 cây táu trắng, 1 cây xoan; tổng giá trị gỗ hơn 67,8 triệu đồng.

Tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi vi phạm, đồng thời thừa nhận do là người dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, là hộ nghèo nên không ý thức được hành vi của mình. Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Dương Văn Lưu mức án 3 năm 3 tháng tù, Mã Văn Long 2 năm 6 tháng tù, Mã Văn Bình 2 năm 6 tháng tù và Giáp Văn Hải 1 năm tù về tội vi phạm khai thác bảo vệ rừng và lâm sản.

Vụ án được xét xử lưu động tại địa phương nhằm tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Cần ngăn chặn tình trạng “làm vườn giả” để tập kết chất thải

    Cần ngăn chặn tình trạng “làm vườn giả” để tập kết chất thải

    Nguỵ trang là vườn chuối của một hộ dân tại xã Hoà Phước (Hoà Vang - Đà Nẵng), nhưng thực tế lại là cơ sở tập kết trái phép hàng chục thùng phuy cỡ lớn, chứa đầy nhớt thải, dầu ăn đã qua sử dụng.

  • Trang trại lợn ở Thanh Hóa hoạt động khi chưa được cấp phép môi trường

    Trang trại lợn ở Thanh Hóa hoạt động khi chưa được cấp phép môi trường

    Mặc dù đang trong quá trình hoàn thiện các công trình bảo vệ môi trường, chưa được cơ quan chức năng cấp phép môi trường, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri – Vina đã đưa hàng trăm con lợn vào nuôi, gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

  • Thu hoạch sầu riêng an toàn, hiệu quả

    Thu hoạch sầu riêng an toàn, hiệu quả

    Hiện nay, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023. Nhờ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cho nên giá sầu riêng năm nay tăng cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Tuy nhiên mới bước vào đầu vụ thu hoạch, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng trộm cắp, tranh mua, tranh bán, nạn bảo kê, ép giá, thu phí..., gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Top