Trước thực trạng đáng báo động về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giả, kém chất lượng bán tràn lan thị trường. Nông dân mua phân bón, thuốc BVTV giá cao, nhưng lại bị thất mùa do sử dụng hàng giả. Điều đáng tiếc, nhiều đối tượng thu bạc tỷ từ mồ hôi nước mắt của nông dân.
Thực trạng phân bón giả vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp
Thời gian qua, tình hình vi phạm trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp vẫn còn xảy ra khá phổ biến, nhất là tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoặc sản xuất, kinh doanh phân bón chưa có quyết định công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam.
Đặt biệt, sau thời điểm xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao thì tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng có chiều hướng tăng so với trước đây. Đây là chủ đề nóng, được nhiều cử tri trong tỉnh quan tâm và Đại biểu HĐND chất vấn tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa X diễn ra vào cuối tháng 7/2022. Trước tình hình trên, Cục QLTT chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tăng cường lấy mẫu phân bón gửi cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và truy xuất nguồn gốc đơn vị sản xuất để xử lý, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người nông dân.
Lực lượng QLTT kiểm tra phân bón giả.
Ngoài ra, năm 2022 mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do có nhiều biến động về giá, chất lượng và có hiện tượng trạng khan hiếm, do đó, Cục QLTT đã ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với 2 mặt hàng này.
Theo thống kê, chín tháng năm 2022, Cục QLTT Long An đã thực hiện kiểm tra đối với 145 cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lấy 55 mẫu phân bón kiểm nghiệm chất lượng.
Kết quả kiểm nghiệm có 18/55 mẫu không đảm bảo chất lượng. Trong đó, có 07 mẫu phân bón là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, 11 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Ngoài vi phạm trên, lực lượng QLTT Long An còn phát hiện, xử lý 6 trường hợp vi phạm về nhãn, 02 trường hợp kinh doanh phân bón không có giấy phép lưu hành tại Việt Nam, 01 trường hợp vi phạm về niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón 9 tháng năm 2022 là 1,92 tỷ đồng.
Ngoài xử lý vi phạm hành chính, Cục QLTT đã chuyển cơ quan Công an 2 trường hợp buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng có trị giá hàng hóa vi phạm trên 30 triệu đồng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần nghiêm trị những kẻ làm giàu bất lương
Vừa qua, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng kiểm tra xe tải BS: 83C-051.54, do Đỗ Quốc Thành (35 tuổi, ngụ TP.Sóc Trăng) điều khiển, phát hiện 3 túi nylon, 2 thùng giấy chứa nhiều sản phẩm là thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý dùng trong nuôi trồng thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ, tổng giá trị hàng hóa theo hóa đơn là 35 triệu đồng. Nghi vấn số hàng trên là giả, lực lượng làm nhiệm vụ niêm phong chờ xử lý. Bước đầu, Thành khai chở số hàng trên cho anh ruột là Đỗ Quốc Đạt (42 tuổi).
Thời gian gần đây, Thành và Đạt mua đất, cất nhà kiên cố. Tuy nhiên, 2 đối tượng có dấu hiệu sản xuất hàng giả. Lực lượng của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Sóc Trăng tiến hành khám xét 4 căn nhà ở phường 8, TP.Sóc Trăng. Tại đây, lực lượng chức năng tạm giữ nhiều dụng cụ, phương tiện và nguyên vật liệu dùng để sản xuất, pha trộn, đóng gói các sản phẩm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Lực lượng chức năng xử lý phân bón giả nhãn mác (Ảnh minh hoạ).
Trong đó, nhiều nhất là đậu các loại với hơn 2,6 tấn, 3.000 chai và can nhựa chứa dung dịch chất lỏng, trên 1.200 gói chứa chất bột, 9 cối xay bột, 6 cân điện tử; nhiều chai nhựa, bao bì chưa qua sử dụng cùng nhiều tang vật liên quan. Lực lượng làm nhiệm vụ còn tạm giữ trên 6.000 sản phẩm đã đóng gói, đóng chai có dán nhãn nhưng không ghi rõ xuất xứ. Thành và Đạt thừa nhận, bất chấp hành vi vi phạm pháp luật, cả hai sản xuất thuốc BVTV tại nhà rồi đóng gói những nhãn hiệu nổi tiếng để tung ra thị trường bán giá rẻ.
Ham lợi nhuận, Vương Mạnh Giác (46 tuổi, ngụ phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) vừa bị Công an TP.Long Xuyên (An Giang) khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật". Theo đó, cuối tháng 7-2022, qua tin báo của người dân, Công an TP.Long Xuyên phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang và các đội nghiệp vụ kiểm tra căn nhà số 30/37 (thuộc tổ 35, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên) do Giác thuê.
Lực lượng phát hiện đối tượng đang đưa lên ôtô 2 thùng chứa 80 chai thuốc BVTV giả nhãn hiệu Filia và 40 chai BVTV hiệu Amistar top. Khám xét khẩn cấp chỗ Giác thuê ở, tổ công tác tạm giữ 1 ôtô có 232 chai thuốc BVTV thành phẩm giả nhãn hiệu của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, cùng nhiều chai, nắp nhựa, tem nhãn và các công cụ, đồ dùng để sản xuất thuốc BVTV giả. Làm việc với cơ quan công an, Giác thừa nhận số thuốc BVTV trên là giả do chính mình sản xuất để kiếm tiền tiêu xài.
Ngày 05-9, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ma túy huyện Trà Ôn, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Trà Ôn và Phòng Tài Nguyên – Môi trường huyện Trà Ôn kiểm tra Hộ kinh doanh U.H (xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn), do ông N.C.T làm chủ. Kết quả, chủ cơ sở có dấu hiệu san chiết, đóng gói phân bón hữu cơ vi sinh trái phép, mang các nhãn hiệu của Công ty TNHH Sao Vàng Mekong và Công ty TNHH thương mại dịch vụ nông nghiệp Kiên Thịnh.
Tại hiện trường có các loại tang vật, phương tiện như: 1.375 bao phân bón hữu cơ vi sinh và 100 bao phân bón hữu cơ vi sinh đã đóng gói sẵn mang nhãn hiệu của Công ty TNHH Sao Vàng Mekong và Công ty TNHH thương mại dịch vụ nông nghiệp Kiên Thịnh, 810 bao nguyên liệu loại 50kg/bao, bao bì dùng để đóng gói sản phẩm, gồm: 5.200 bao bì phân hữu cơ vi sinh Sao Vàng Redworm Trùn đỏ; 6.000 bao bì phân hữu cơ vi sinh Sao Vàng Redworm Trùn đỏ Power; 6.000 bao bì phân hữu cơ cao cấp Landy Bug Atiga KT; 1 cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa loại 100kg; 1 máy may miệng bao hiệu Yuanli và 1 dụng cụ đóng ngày, tháng, năm dùng để sử dụng cho việc san chiết, đóng gói.
Ông N.C.T chưa xuất trình được quyết định lưu hành kèm theo danh sách phân bón công nhận lưu hành tại Việt Nam, chưa xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chưa xuất trình hồ sơ hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa nêu trên. Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, tang vật, phương tiện dùng để san chiết, đóng gói phân bón có dấu hiệu vi phạm đối với các nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Công ty TNHH Sao Vàng Mekong và Công ty TNHH thương mại dịch vụ nông nghiệp Kiên Thịnh, chờ thẩm tra xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh hàng giả không nguồn gốc
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ký 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 người kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc và giả với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng. Trước đó, lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính 3 người, gồm: ông T.V.C (chủ hộ kinh doanh ở ấp Ngã Hậu, xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm); ông P.V.H (chủ hộ kinh doanh ở ấp Hiệp Hòa, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn) và ông P.V.T (chủ hộ kinh doanh Phan Văn Thạnh ở ấp Phú Điền, xã Song Phú, huyện Tam Bình) vì hành vi "buôn bán hàng giả” về giá trị sử dụng, công dụng.
Cụ thể, lô phân bón hỗn hợp NPK XNK An Giang 20-20-15, ngày sản xuất 26-4-2022 của Công ty cổ phần XNK phân bón An Giang (mã số 06752). Số lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ là 30 bao loại 50kg/bao, giá bán 950.000 đồng/bao, tổng giá trị 28,5 triệu đồng. Phân bón hỗn hợp NP HPH NP 18-46-0, ngày sản xuất 28-3-2022 của Công ty TNHH TM DV T&D (mã số 19941). Số lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ là 24 bao loại 50kg/bao; giá bán 830.000 đồng/bao. Phân bón hỗn hợp NPK SGX 30-10-10, ngày sản xuất 13-4-2022 của Công ty TNHH Tân Bá Long phân phối (mã số 00749). Số lượng hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ là 12 bao loại 25kg/bao; giá bán 500.000 đồng/bao.
Ngoài ra, 3 đại lý trên còn kinh doanh hàng hóa nhập lậu (phân bón rễ hữu cơ sinh học nhập khẩu từ Mỹ nhãn hiệu EARTHQI HYDRO). UBND tỉnh Vĩnh Long buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho cây trồng và môi trường là 86 can phân bón rễ hữu cơ sinh học nhập khẩu từ Mỹ có nhãn hiệu EARTHQI HYDRO.
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra đối với mặt hàng phân bón
Nhận được tin báo, Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra hộ kinh doanh đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Lý Xía (số 222 và số 1, tổ 9, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp). Tại thời điểm này, hộ kinh doanh Lý Xía đang buôn bán hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, tên sản phẩm: thuốc trừ bệnh Super Mancozeb, thành phần: Mancozeb 80% W/W, chất phụ gia 20%. Phân phối bởi: Công ty TNHH Nông nghiệp Lúa Vàng (số 633 Phạm Văn Bạch, phường 12, quận Gò Vấp); ngày sản xuất: 05-01-2022; hạn sử dụng: 2 năm, số lượng 200 túi (loại 1kg/túi tương đương 200kg); trị giá lô hàng 31 triệu đồng.
Hành vi của ông Xía bị đề nghị phạt tiền 25 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật 2 tháng và buộc tiêu hủy thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định.
Phát hiện thuốc nghi nhập lậu số lượng lớn
Công an huyện An Phú (An Giang) vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục QLTT tỉnh) và Công an địa phương kiểm tra kho hàng trên địa bàn xã biên giới Khánh An, tạm giữ nhiều phương tiện là xe máy, ôtô cùng số lượng lớn thuốc BVTV không có tên trong danh mục BVTV tại Việt Nam.
Trước đó, Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện An Phú phối hợp cùng Công an xã Khánh An và Đội QLTT số 4 kiểm tra kho của hộ kinh doanh Đặng Thị Phượng (SN 1969, trú ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú), phát hiện trong kho có 3 kiện hàng khoảng 300kg, 4 xe máy đều đã qua sử dụng (trong đó có 1 xe biển kiểm soát Campuchia) và xe tải BS: 76C-135.53 do Nguyễn Văn Bảo (SN 1997) điều khiển, đi cùng Nguyễn Văn Sếp (SN 1993, đều trú xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Kiểm tra xe tải, lực lượng chức năng phát hiện 31 thùng giấy chứa thuốc BVTV các loại không có tên trong danh mục BVTV tại Việt Nam và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Qua làm việc, Sếp và Bảo khai vận chuyển thuê cho người khác số hàng trên.
Siết chặt quản lý chất lượng phân bón xuất ra thị trường
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát loại bỏ 200 nhà máy phân bón không đạt yêu cầu. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, những năm gần đây, nạn phân bón giả được kiểm soát, số lượng giảm đi nhiều.
Lý giải cho nguyên nhân trên, ông Hoàng Trung chỉ ra 3 yếu tố: Thứ nhất, các nhà máy sản xuất phân bón không đáp ứng các yêu cầu của Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón; Thứ hai, bản thân nhiều nhà máy đã không làm từ lâu; Thứ ba, một số các chủ doanh nghiệp xin rút.
Theo ông Trung, hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật cũng tổ chức thanh tra các cơ sở, đồng thời liên tục có văn bản, chỉ đạo cơ quan thanh tra, các sở thanh tra kiểm soát loại hình vật tư, phát hiện nhanh chóng, kịp thời phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Từ đầu năm đến nay, Cục yêu cầu địa phương nào phát hiện đại lý phân bón giả sẽ xử phạt vi phạm hành chính, chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra. Công khai, minh bạch thông tin tới phương tiện thông tin đại chúng.
Về quản lý mặt hàng phân bón, sau 05 năm tiếp nhận quản lý mặt hàng này, Cục Bảo vệ thực vật cho biết đã loại bỏ khỏi thị trường 200 nhà máy phân bón do không đáp ứng được yêu cầu theo Nghị định 84 về quản lý phân bón, hoặc chủ doanh nghiệp chủ động xin rút do nhà máy ngừng hoạt động từ lâu.
Theo cơ quan chức năng, thời gian qua, tình hình vi phạm trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp vẫn còn xảy ra, nhất là tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoặc sản xuất, kinh doanh phân bón chưa có quyết định công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam.
Được biết, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 841 cơ sở sản xuất phân bón với 24.491 sản phẩm được công nhận lưu hành, tuy nhiên, đa phần là phân bón vô cơ hay còn gọi là phân hoá học, phân bón vô cơ chiếm 80,4% và phân hữu cơ chiếm 19,6%.
Trước đó, ngày 17/3, Cục Bảo vệ thực vật thông tin đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể về nội dung ghi nhãn không đúng quy định, chất lượng sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu không đảm bảo chất lượng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, các tổ chức cá nhân vi phạm đã nghiêm túc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức việc rà soát, thu hồi toàn bộ các sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, có nội dung ghi nhãn không đúng quy định; tái xuất trả lại nhà sản xuất đối với các sản phẩm phân bón, thuốc nhập khẩu không đảm bảo chất lượng.
Tiêu chuẩn phân bón, chỉ dẫn cụ thể về hàm lượng các chất có trong sản phẩm đạt chuẩn: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12105:2018 Phân bón vi sinh – Lấy mẫu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2018 về Phân bón - Lấy mẫu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11403:2016 về Phân bón - Xác định hàm lượng asen tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11404:2016 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng cacbonat bằng phương pháp thể tích Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11408:2016 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng tro không hòa tan trong axit Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8856:2012 về Phân bón Diamoni Phosphat (Dap) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11407:2016 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng silic hữu hiệu bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10678:2015 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng phospho hòa tan trong nước - Phương pháp quang phổ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10679:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng Bo hòa tan trong axit - Phương pháp quang phổ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10680:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng Bo hòa tan trong nước - Phương pháp quang phổ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10682:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng nitrat - Phương pháp Kjeldahl Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11400:2016 về Phân bón - Xác định hàm lượng đồng ở dạng chelat bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11401:2016 về Phân bón - Xác định hàm lượng mangan ở dạng chelat bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11402:2016 về Phân bón - Xác định hàm lương kẽm ở dạng chelat bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11405:2016 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng canxi hòa tan trong axit bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11409:2016 về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng phospho không hòa tan trong xitrat bằng phương pháp khối lượng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11406:2016 về Phân bón - Xác định hàm lượng sắt ở dạng chelat bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9292:2012 về Phân bón - Phương pháp xác định axít tự do Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9295:2012 về Phân bón - Phương pháp xác định Nitơ hữu hiệu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9297:2012 về Phân bón - Phương pháp xác định độ ẩm Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10674:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng crom tổng số - Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10675:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng niken tổng số - Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10676:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng thủy ngân tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử - Kỹ thuật hóa hơi lạnh Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10677:2015 về Phân bón - Xác định hàm lượng magie hòa tan trong nước - Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10681:2015 (ISO 10084:1992) về Phân bón rắn - Xác định hàm lượng sulfat hòa tan trong axit vô cơ - Phương pháp khối lượng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10683:2015 (ISO 8358:1991) về Phân bón rắn - Phương pháp chuẩn bị mẫu để xác định các chỉ tiêu hóa học và vật lý Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10786:2015 về Phân bón vi sinh vật - Xác định hoạt tính cố định nitơ của Azotobacter - Phương pháp định lượng khí etylen Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9293:2012 về Phân bón - Phương pháp xác định Biuret trong phân urê Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9284:2012 về Phân bón - Xác định Canxi tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9285:2012 về Phân bón - Xác định Magie tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9286:2012 về Phân bón - Xác định đồng tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9287:2012 về Phân bón - Xác định Coban tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9288:2012 về Phân bón - Xác định Mangan tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9289:2012 về Phân bón - Xác định kẽm tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9294:2012 về Phân bón - Xác định Cacbon tổng số bằng phương pháp Walkley –Black Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9296:2012 về Phân bón - Phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số bằng phương pháp khối lượng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8557:2010 về phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8560:2010 về phân bón - Phương pháp xác định kali hữu hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8562:2010 về phân bón - Phương pháp xác định kali tổng số Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8558:2010 về phân bón - Phương pháp xác định clorua hòa tan trong nước. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8559:2010 về phân bón - Phương pháp xác định phốt pho hữu hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8561:2010 về phân bón - Phương pháp xác định axit humic và axit fulvic Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8563:2010 về phân bón - Phương pháp xác định phốt pho tổng số Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9283:2012 về Phân bón - Xác định molipden và sắt tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lử Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9290:2012 về Phân bón - Xác định chì tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9291:2012 về Phân bón - Xác định Cadimi tổng số bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử nhiệt điện (không ngọn lửa) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8565:2010 về phân bón vi sinh vật - Phương pháp xác định hoạt tính phân giải phốt phát của vi sinh vật Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8564:2010 về phân bón vi sinh vật - Phương pháp xác định hoạt tính cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần cây họ đậu Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8566:2010 về phân bón vi sinh vật - Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7734:2007 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hoá học Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6166:2002 về Phân bón vi sinh vật cố định nitơ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7159:2002 (ISO 7851 : 1983) về Phân bón và chất cải tạo đất - Phân loại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2620:2014 về Phân Urê - Phương pháp thử Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7288:2003 về phân bón - ghi nhãn - cách trình bày và công bố do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hàn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6169:1996 về phân bón vi sinh vật - thuật ngữ |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.