Cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng; không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và xử lý theo quy định pháp luật.
Tàng trữ số lượng lớn thịt động vật hoang dã
Thông tin từ Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Gia Lai cho biết, lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện và bắt giữ vụ tàng trữ, mua bán 150 kg động vật rừng trái phép là cầy vòi hương và thịt heo rừng.
Công an thu giữ 31 con cầy vòi hương. Ảnh: CACC.
Cụ thể, tổ công tác của Phòng Cảnh sát Môi trường tiến hành kiểm tra nhà bà P.H.A (38 tuổi, ngụ Làng Ngol Tảh, phường Chi Lăng, TP Pleiku), phát hiện trong tủ lạnh có 150 kg thực phẩm đông lạnh. Qua đó xác định, có 31 cá thể nghi là cầy vòi hương đã chết, trọng lượng 60 kg và 90 kg thịt heo rừng.
Bước đầu, chủ nhà không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và bàn giao Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Gia Lai xử lý theo quy định. Theo khai nhận của bà P.H.A, toàn bộ số hàng trên là của bà TTTL (35 tuổi, ngụ tổ 2, phường Phù Đổng, TP Pleiku) gửi nhờ.
Các cá thể tê tê được "giải cứu".
Tương tự, mới đây nhất, tại Quốc lộ 48 đoạn qua xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu (Nghệ An), Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường chủ trì, phối hợp với Công an huyện Diễn Châu khám phá thành công chuyên án, bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Phong về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 6 cá thể tê tê (5 cá thể sống, 1 cá thể đã chết); 2,1kg nghi là vảy tê tê và một số vật chứng khác.
Đối tượng Nguyễn Hữu Phong tại cơ quan điều tra.
Hiện, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường đã hoàn thiện hồ sơ, chuyển tang vật và đối tượng Phong cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Diễn Châu để tiếp tục điều tra mở rộng, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, sau khi hoàn thành các thủ tục, đơn vị cũng đã bàn giao 5 cá thể tê tê còn sống khỏe mạnh cho Vườn quốc gia Pù Mát ( thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An).
Xử phạt gần 1,2 tỷ đồng đối với hành vi tàng trữ, mua bán ĐVHD
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, trong lúc tuần tra, kiểm soát, cơ quan công an huyện Đạ Tẻh đã phát hiện đối tượng đi xe mô tô lưu thông trên đường Hùng Vương thuộc Tổ dân phố 1A, thị trấn Đạ Tẻh có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe mô tô của đối tượng này có chở theo 3 hộp giấy. Trong các hộp giấy có 3 con gà và 4 con chim còn sống. Lê Văn Nam khai nhận số động vật trên là động vật hoang dã, vừa nhận từ xe khách để đi giao cho khách hàng đặt trước.
Gà lôi trắng là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB. (Ảnh minh họa)
Mở rộng điều tra, bước đầu Công an huyện Đạ Tẻh xác định đối tượng tên Lê Văn Nam, thường trú tại thôn Hương Vân, xã Đạ Lây. Tiếp đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lệnh khám xét chỗ ở của Lê Văn Nam, với sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và chính quyền địa phương. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 2 con rắn, 2 con sóc, 1 con chồn, 1 con mèo, 1 con gà lôi, tất cả đều còn sống và 3 con gà đã chết (còn nguyên lông).
Qua đó, cơ quan điều tra đã triển khai trưng cầu giám định động vật rừng tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại Hà Nội. Kết quả giám định cho thấy, trong số động vật đang nuôi nhốt, mua bán, tàng trữ tại nhà Lê Văn Nam có 2 con gà tiền mặt đỏ, 5 con gà lôi trắng, 4 con chim cu luồng, 1 con mèo rừng, 2 con rắn mống, 2 con chồn bạc má và 2 con sóc bụng đỏ.
Căn cứ quy định tại điểm a,b khoản 1, khoản 12 Điều 21; điểm a khoản 1, điểm đ khoản 12 và khoản 23 Điều 22; điểm a khoản 1, điểm đ khoản 12 và điểm c khoản 13 Điều 23 Nghị định số 35/2019-NĐ-CP, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt Lê Văn Nam 1,178 tỷ đồng về các hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển, mua bán và tàng trữ lâm sản trái pháp luật. Lê Văn Nam còn buộc thực hiện hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số tang vật vi phạm.
Lĩnh 69 tháng tù về hành vi mua, bán vận chuyển cá thể hổ để nấu cao
Mới đây, TAND huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) đã tiến hành tuyên án đối với 5 bị cáo trong vụ án mua bán, vận chuyển hổ về nấu cao. Các bị cáo trong vụ án gồm: Đỗ Văn Lấn (SN 1974); Nguyễn Thị Oanh (SN 1977, vợ Lấn, cùng trú tại thôn Thống Nhất 2, xã Xuân Dương, Thường Xuân, Thanh Hóa); Hoàng Văn Hiến (SN 1974, trú tại thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An); Nguyễn Văn Liệu (SN 1967, trú tại khu phố 3, thị trấn Cầu Giát, Nghệ An); Nguyễn Văn Tuấn (SN 1966, trú tại phường Đông Tân, TP Thanh Hóa).
5 bị cáo tại phiên tòa.
Căn cứ vào hành vi, mức độ phạm tội của các bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đỗ Văn Lấn 15 tháng tù; Nguyễn Thị Oanh 14 tháng tù (nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 28 tháng); Hoàng Văn Hiến 14 tháng tù; Nguyễn Văn Liệu 12 tháng tù. Riêng Nguyễn Văn Tuấn ngoài hình phạt 14 tháng tù, thì còn phải cộng thêm hình phạt tù bản án trước với tổng hình phạt là 50 tháng tù cho cả 2 bản án.
Liên quan đến vụ án, trước đó, ngày 10/4/2022, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Công an huyện Thường Xuân bắt quả tang 2 vợ chồng Đỗ Văn Lấn và Nguyễn Thị Oanh ở thôn Thống Nhất 2, xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang tàng trữ trái phép 1 cá thể hổ trưởng thành đông lạnh, 1 bộ da hổ, 15kg xương động vật hoang dã, 20 miếng cao nghi của động vật hoang dã, 6 nanh nghi của động vật hoang dã cùng nhiều vật dụng để chuẩn bị nấu cao tại nhà riêng.
Tang vật của vụ án.
Mở rộng điều tra, cơ quan Công an đã bắt giữ Hoàng Văn Hiến (là đối tượng đã bán cá thể hổ cho Lấn và Oanh); Nguyễn Văn Liệu (là đối tượng vận chuyển hổ từ Nghệ An ra Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Tuấn (là đối tượng môi giới mua bán cá thể hổ trên).
Theo cáo trạng của VKSND, cuối tháng 03/2022, Đỗ Văn Lấn cùng vợ là Nguyễn Thị Oanh tìm mua 1 cá thể hổ để nấu cao bán kiếm lời. Do biết Tuấn có nhiều mối quan hệ với các đối tượng chuyên buôn bán động vật hoang dã nên Lấn và Oanh đã móc nối nhờ dẫn mối.
Ngày 01/4/2022, Tuấn dẫn vợ chồng Lấn đến nhà Hoàng Văn Hiến (tại Nghệ An) mua một cá thể hổ đã chết được cấp đông nặng 62,9kg với giá 145 triệu đồng. Sau đó, các đối tượng thuê Nguyễn Văn Liệu vận chuyển cá thể hổ từ Nghệ An ra Thanh Hóa với giá 10 triệu. Còn Tuấn được trả 4 triệu đồng “phí môi giới”.
Sau khi mua được hổ, vợ chồng Lấn, Oanh đã sử dụng điện thoại di động chụp ảnh, quay video cá thể hổ để giới thiệu quảng cáo tới khách hàng. Đến ngày 10/4/2022, khi hai đối tượng đang chuẩn bị nấu cao cá thể hổ thì bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.