Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 4 năm 2024 | 10:35

Phát triển nguồn gen dược liệu na rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai dự án khoa học “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen dược liệu na rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ (2019-2024)" nhằm xác định hiện trạng, đa dạng di truyền và giá trị sử dụng của nguồn gen, từ đó tìm ra giải pháp bảo tồn, phát triển loài cây dược liệu quý.

Đến nay, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng được mô hình vườn ươm cây giống quy mô 50.000 cây giống/năm, 2 mô hình trồng na rừng quy mô tập trung và sản xuất được 3 tấn dược liệu na rừng đạt tiêu chuẩn cơ sở… 

Vườn ươm nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Ảnh: TTXVN phát

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên cho biết, lực lượng kiểm lâm đã điều tra, xác định hiện trạng phân bố, đặc điểm nông sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen na rừng trên 42 tuyến tuyến qua các khu rừng đặc dụng trong vùng núi Bắc Trung Bộ, thuộc khu vực các vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Phong Nha-Kẻ Bàng… Lực lượng chức năng lập các OTC (tuyến điều tra) để điều tra đặc điểm hình thái, sinh trưởng, đặc điểm tái sinh và cấu trúc lâm phần của cây na rừng, thu thập và xử lý tạm thời mẫu tiêu bản trên hiện trường, qua đó phát hiện 91 cây, trong đó tại Khu bảo tồn Xuân Liên (tỉnh Thanh Hóa) 11 cây và Khu bảo tồn Pù Hoạt (tỉnh Nghệ An) 10 cây…

Nguồn vật liệu hom giống được xử lý và chấm thuốc kích thích ra rễ cây Na Rừng. Ảnh: TTXVN phát

Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho cán bộ khuyến nông và người dân địa phương về quy trình kỹ thuật sản xuất giống na rừng theo hướng dẫn GACP-WHO. Các lớp tập huấn đều đạt được mục tiêu đề ra, giúp cán bộ và người dân tham gia nắm vững kiến thức để thực hành để triển khai nhân rộng.

Đến nay, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng được vườn giống gốc diện tích 1 ha, với 200 cây giống gốc được lựa chọn từ các cây trội để cung cấp giống, còn 800 cây giữ lại để phục vụ nhu cầu làm nguyên liệu sản xuất dược liệu cơ sở. Một mô hình vườn ươm cây giống quy mô 50.000 cây giống/năm cũng được xây dựng, trong đó có 25.000 cây giống từ gieo hạt, 25.000 cây giống từ giâm hom. Mô hình trồng na rừng tập trung cũng được xây dựng với quy mô 1 ha, mật độ 2.000-2.500 cây/ha… Cùng với đó, lực lượng kiêm lâm xây dựng được 3 quy trình nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, nhân giống bằng phương pháp giâm hom, trồng chăm sóc dược liệu na rừng theo hướng dẫn GACP-WHO.

Thời gian tới, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên sẽ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ cho đơn vị tiếp tục đăng ký thực hiện dự án thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình sản xuất và phát triển nguồn gen dược liệu na rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” nhằm phục vụ công tác bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen các loài này một cách bền vững và hiệu quả.

Quả Na Rừng. Ảnh: TTXVN phát

Theo Báo cáo của Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, loài Na rừng (Kadsura coccinea (Lem) A.C.Smith (K.chinensis Hance)) thuộc họ Ngũ vị - Schisandraceae. Đây là loại cây leo có nhánh mọc trườn, phiến lá hình xoan, dài 6-10 cm, rộng 3-4 cm. Cây ra hoa tháng 5-6, ra quả tháng 7-8. Loài cây thuốc quý này, rễ có vị cay ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống. Đặc biệt, rễ cây na rừng có tác dụng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, phong thấp đau xương, đau bụng trước khi hành kinh...

Trên thế giới, cây thường mọc tại các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tại Việt Nam, cây phân bố tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn… Việc triển khai dự án sẽ giúp thực hiện tốt việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, phục hồi thảm thực vật, tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ đất, điều hòa nguồn nước, chất lượng môi trường được cải thiện. Từ đó, đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát triển thực trạng quần thể các loài cây quý hiếm tại khu rừng Xuân Liên và các khu bảo tồn khác.

 

https://baotintuc.vn/kinh-te/phat-trien-nguon-gen-duoc-lieu-na-rung-tai-cac-tinh-bac-trung-bo-20240409174653271.htm

Nguyễn Nam (TTXVN)
Ý kiến bạn đọc
  • Thị xã Hồng Lĩnh tạo đà để bứt phá

    Thị xã Hồng Lĩnh tạo đà để bứt phá

    Trong nắng xuân ấm áp, thị xã Hồng Lĩnh căng tràn sức trẻ. Khắp các nhà máy, công trường và trên mỗi con đường, tuyến phố, hoạt động sản xuất, giao thương đang hối hả bắt nhịp thời gian. Những tuyến đường hoa nở rộ, ánh sáng đô thị lung linh về đêm cho thấy TX. Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.

  • Ngành Nông nghiệp Mộ Đức mạnh dạn chuyển đổi số

    Ngành Nông nghiệp Mộ Đức mạnh dạn chuyển đổi số

    Mộ Đức (Quảng Ngãi) là địa phương có nhiều hoạt động về chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp (NN), là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, có đường quốc lộ và là cửa ngõ giao thương của Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên.

  • Hà Nội xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu

    Hà Nội xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu

    Với thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi cho cây dược liệu phát triển, đặc biệt là vùng núi Ba Vì, Sóc Sơn và một số địa phương khác, để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu quý báu này, Hà Nội đang có kế hoạch xây dựng chiến lược riêng cho cây dược liệu và đưa cây dược liệu thành cây trồng chủ lực.

  • Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Nuôi sâu canxi giúp tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường và tạo thành ấu trùng sâu làm nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.

  • Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800 ha quýt, trong đó có trên 500 ha quýt đang cho thu hoạch, phần lớn diện tích là giống quýt sen. Dự kiến sản lượng quýt của địa phương năm nay đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng 140 tỷ đồng.

  • Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình nuôi thủy sản đang được ưu tiên phát triển ở khu vực ven biển của tỉnh Bến Tre. Thực tế cho thấy, nếu mô hình này được đầu tư đúng mức, áp dụng tốt các kỹ thuật vào sản xuất thì cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Top