Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên khi thông tin về công tác triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại hội nghị giao ban báo chí tháng 11 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên phối hợp với Sở TT-TT tổ chức vào chiều 6/11.
Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, tính đến nay, tỉnh Phú Yên có 1.931 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên, trong đó có 664 tàu có có chiều dài lớn nhất từ 6 - 12 mét; 610 tàu có chiều dài từ 12 - 15 mét; 657 tàu có từ 15 mét trở lên. Tổng sản lượng khai thác trên biển từ đầu năm 2023 đến nay đạt khoảng 54.225 tấn.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên phát biểu
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 419 tàu cá hết hạn giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, 852 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thuỷ sản. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện đăng kiểm và giấy phép khai thác theo quy định. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và các địa phương tiến hành tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ số lượng tàu cá, nắm được thực trạng tàu cá để sàng lọc, phân loại đảm bảo theo dõi, giám sát được toàn bộ hoạt động của đội tàu. Xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Nhờ thực hiện các biện pháp quyết liệt nên từ năm 2019 đến nay, không có tàu cá nào của tỉnh Phú Yên vi phạm khai thác thuỷ sản vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.
Toàn tỉnh Phú Yên có 1.931 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên
Ông Nguyễn Tri Phương cho biết thêm, hiện nay, địa phương gặp một số khó khăn trong khâu quản lý các tàu cá, bởi nhiều chủ tàu cá thiếu tự giác. Việc xác định tàu cá vượt ranh giới hay ngắt kết nối thiết bị là do lỗi kỹ thuật, hư hỏng thiết bị hay cố tình ngắt kết nối là rất khó xác định. Khi tàu về bờ, cơ quan chức năng có thành lập đoàn đi xác minh nhưng hầu hết thuyền trưởng, chủ tàu báo lỗi thiết bị, hoặc do sét đánh, chạm mạch do sóng biển… vì vậy, thiếu căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, một số tàu vượt ranh giới trên biển do phần mềm giám sát hành trình tàu cá của Viettel sử dụng sơ đồ ranh giới biển khác với sơ đồ ranh giới biển sử dụng trên hệ thống giám sát tàu cá của Cục Thuỷ sản.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.