Ngày 25/7, Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình (Quảng Nam) mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt 02 nữ đối tượng tổng mức án 13 năm tù vì hành vi nuôi, nhốt và buôn bán trái phép nhiều cá thể rùa quý hiếm.
Cụ thể, đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương (55 tuổi, trú tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhận mức án 10 năm tù và Nguyễn Thị Yến (trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) là 3 năm tù.
Số lượng lớn rùa của đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương từng bị phát hiện, tịch thu vào năm 2018 (Ảnh Công an tỉnh Quảng Nam)
Trước đó, ngày 04/10/2021, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt quả tang đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương có hành vi nuôi, nhốt trái phép 12 cá thể rùa các loại tại nhà riêng, trong đó có 10 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung và 02 cá thể rùa đầu to.
Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng xác định đối tượng Nguyễn Thị Yến đã buôn bán trái phép 05 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung và 02 cá thể rùa đầu to cùng một số cá thể động vật hoang dã khác cho đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương. Tiến hành kiểm tra nhà đối tượng Nguyễn Thị Yến, lực lượng chức năng phát hiện thêm 01 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung bị nuôi nhốt trái phép.
Đáng chú ý, tháng 8/2018, Huỳnh Thị Kim Cương đã từng bị Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép động số lượng lớn động vật hoang dã lên đến 126 cá thể, gồm rắn hổ chúa, rùa. Tuy nhiên, đối tượng này chỉ phải nhận mức án tù treo vào thời điểm đó. Hành vi của đối tượng Kim Cương thể hiện thái độ ngang nhiên, coi thường các quy định của pháp luật, tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm.
Rùa hộp trán vàng miền Trung và rùa đầu to đều là loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, mọi hành vi nuôi nhốt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã đều là các hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị xử lý.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) chia sẻ: “ENV hoan nghênh bản án nghiêm khắc của Tòa án nhân dân huyện Thăng Bình. Mức án nghiêm khắc dành cho hai đối tượng; đặc biệt với đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương đã thể hiện nỗ lực đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt của Quảng Nam trong công tác phòng chống tội phạm về động vật hoang dã. Đồng thời, việc xử lý răn đe đối tượng có hành vi tái diễn vi phạm như Huỳnh Thị Kim Cương sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các đối tượng bất chấp pháp luật để buôn bán trái phép, trục lợi từ động vật hoang dã".
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.