Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa
Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.
Các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ,rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng.
Nổi lên là các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang...
Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Mục đích của Kế hoạch nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ổn định trật tự, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Triển khai kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại
Để triển khai Kế hoạch, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao nhiệm vụ cụ thể cho các Ban Chỉ đạo 389 của Bộ, ngành. Cụ thể:
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính: chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình trong địa bàn hoạt động hải quan; giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành lý, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển; tập trung kiểm tra, kiểm soát hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận về nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng...; trao đổi, phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các vụ việc phức tạp, nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Chỉ đạo lực lượng Thuế tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc kê khai, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, khoản thu khác; quản lý chặt việc hoàn thuế, bảo đảm hoàn đúng đối tượng, đúng chế độ; kiểm tra, rà soát đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế, chuyển giá; tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn điện tử để hợp thức hàng nhập lậu, trốn thuế.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc: phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng nắm tình hình, trao đổi, chia sẻ thông tin, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, vùng biển để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi xuất nhập cảnh trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, không để hình thành các kho, bãi tập kết, điểm chứa hàng lậu ở khu vực biên giới; tập trung đấu tranh đối với các mặt hàng trọng điểm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, thuốc lá, động vật hoang dã, xăng dầu, khoáng sản, kim khí quý, đá quý, đường cát, rượu, bia, hàng tiêu dùng...; phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cư dân biên giới.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển tuần tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, quá cảnh, vận chuyển hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các vùng biển của Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như ma túy, pháo nổ, vật liệu nổ, thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, đường cát, hàng tiêu dùng...
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương: chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình địa bàn nội địa; xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa hoặc lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát các trang thông tin điện tử, ứng dụng thương mại điện tử, các nhóm mặt hàng và hành vi vi phạm phổ biến để đánh giá đúng thực trạng, kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử…
Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an: chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc tăng cường công tác nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với các loại mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thép, linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, phân bón... và các loại hàng cấm, hàng hóa gian lận xuất xứ...; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; phối hợp chặt chẽ với Viện kiêm sát nhân dân, Tòa án nhân dân sớm đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật, góp phần răn đe, phòng ngừa chung;
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Giao thông vận tải: chỉ đạo các lực lượng, đơn vị trong ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp các bộ, ngành, lực lượng chức năng liên quan kiểm soát chặt chẽ các đầu mối giao thông như bến xe, ga xe lửa, bến cảng, các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện để kịp thời phát hiện và kiên quyết từ chối vận chuyển các loại hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ xây dựng phương án, kế hoạch giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm về nguồn gốc, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là vật tư nông nghiệp, vật tư y tế, văn hóa phẩm, tài nguyên, khoáng sản, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, thuốc thú y, dược phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, văn hóa phẩm độc hại...
Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên địa bàn quản lý; xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…
Ra quân kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau củ quả không rõ nguồn gốc
Tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo chí về tình trạng nhiều người dân phải trả giá cao để mua “rau an toàn” và “đạt chuẩn VietGAP” tại các siêu thị, nhưng thực tế lại là hàng thu mua từ chợ đầu mối, dán nhãn VietGAP, trong ngày 21/9, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã tiên phong, ra công văn chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc rà soát, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu, người được giao quản lý các Đội QLTT khẩn trương thực hiện rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện, phối hợp với các đơn vị có liên quan.
Đặc biệt, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo Đội quản lý an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tập kết, phân loại, đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác theo đúng quy định.
Tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo chí về tình trạng rau củ quả trong siêu thị gắn mác "rau an toàn", "rau VietGAP" nhưng thực tế là rau thu gom ở chợ đầu mối, ngày 21/9, QLTT TP. Chí Minh ra quân kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau củ quả không nguồn gốc.
Trước đó, cũng liên quan đến mặt hàng trái cây, tại Thủ đô, để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm, không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường, Cục QLTT TP. Hà Nội đã có công văn chỉ đạo việc kiểm tra các cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Cục QLTT Hà Nội chỉ đạo Đội trưởng các Đội QLTT thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý tổ chức cá nhân vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại các chợ, vi phạm trong các hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố.
Tập trung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển, lưu thông trái cây nhập lậu, trái cây giả mạo nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, vi phạm về an toàn thực phẩm, không bảo đảm chất lượng và gian lận khác (ví dụ như vi phạm về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, ghi nhãn hàng hóa…).
Ngoài ra, Cục QLTT Hà Nội cũng sẽ phối hợp với cơ quan lực lượng chức năng như phòng nghiệp vụ PC05, PC03, PA04 Công an TP. Hà Nội, Sở Công Thương triển khai giám sát, kiểm tra, kiểm soát với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, lưu trữ, bảo quản lưu thông số lượng lớn trái cây nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.
Tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo chí về tình trạng rau củ quả trong siêu thị gắn mác "rau an toàn", "rau VietGap" nhưng thực tế là rau thu gom ở chợ đầu mối, ngày 21/9, QLTT TP. Chí Minh ra quân kiểm tra, xử lý hành vi kinh doanh rau củ quả không nguồn gốc
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 13 đã kiểm tra cơ sở kinh doanh trái cây biển hiệu Fresh Fruits tại địa chỉ số 160 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Kết quả kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường phát hiện tại cơ sở bày bán hàng hóa gồm dưa lưới Nhật Bản và lựu Peru không có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có thông tin về đơn vị nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, không rõ chất lượng, là hàng hóa nhập lậu.
Đội Quản lý thị trường số 13 đã phạt cửa hàng Fresh Fruits số tiền 3 triệu đồng và buộc tiêu hủy hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng.
Trong khi đó, kiểm tra cơ sở kinh doanh trái cây địa chỉ số 296 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thuộc Công ty TNHH thương mại dịch vụ XNK Hồng Điệp do bà Nguyễn Thị Thoa là giám đốc, Đội QLTT số 13 ghi nhận, tại cửa hàng không niêm yết giá hàng hóa. Đội đã xử phạt hành chính số tiền 1,5 triệu đồng.
Được biết, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc các loại quả như anh đào, bưởi, cam, chanh, đào, dâu tây, dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa vàng), hồng, kiwi, lê, lựu, mận, nhãn, nho, quất, quýt, táo, táo ta, vải, xoài.
Nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ các loại quả anh đào, lê, nho, táo, việt quất, cam; nhập ở Úc là quýt, nho, anh đào; New Zealand nhập các loại anh đào, chanh leo, hồng, kiwi, mơ, táo, việt quất; Hàn Quốc là nho, táo, dâu tây; Nhật Bản nhập về táo, lê, cam và Nam Phi có nhập khẩu táo, lê, nho.
QLTT Hà Nội kiểm tra các điểm kinh doanh trái cây "nhập khẩu".
Các loại quả như dâu tây, dưa Nhật; lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… đều chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó có nghĩa, những loại quả nêu trên đang được bày bán trên thị trường, một là hàng xách tay, có dấu hiệu trốn thuế; hai là hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.
Đại diện Cục QLTT Hà Nội cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cẩn trọng và cần kiểm tra kỹ trước những thông tin hoa quả nhập ngoại, tránh mua phải những mặt hàng không rõ nguồn gốc hoặc sai xuất xứ nguồn gốc.
Thời gian tới, Cục QLTT Hà Nội Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thanh-kiểm tra các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội để xử lý việc bán hàng lậu, không rõ nguồn gốc.
Kiểm soát chặt đầu mối giao thông tại các địa bàn "nóng" về buôn lậu
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Văn bản số 9556/BGTVT-VT gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Các Tổng công ty: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Vận tải thủy, Đường sắt Việt Nam; Đường sông Miền Nam; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng về việc quán triệt, tổ chức thực hiện Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Trước đó, ngày 13/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh-Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia ký ban hành Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa (Kế hoạch 92).
Những năm gần đây, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro; dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp.
Quản lý chặt chẽ các đầu mối giao thông để ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.
Theo đó, các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu gồm: hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã.
"Nổi lên là các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang...", Kế hoạch 92 nêu rõ.
Do đó, để góp phần đảm bảo ổn định thị trường trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và chủ động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; thưc hiện kế hoạch 92, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị quán triệt, phổ biến nội dung của kế hoạch 92 bằng nhiều hình thức tới các tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật, chính sách không vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.
Các đơn vị trực thuộc bộ cần phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm soát chặt chẽ tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, cảng) và các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện; kiên quyết từ chối vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.
Thủ trưởng bến xe, nhà ga, cảng và doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong bốc, xếp và vận chuyển tại đơn vị mình. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.