Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2023 | 9:59

Tăng cường kiểm soát chất lượng nông sản

Ngành Nông nghiệp của Thủ đô mới chỉ đáp ứng được hơn 60% sản phẩm nông sản cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, số còn lại đều được từ các tỉnh, thành phố khác. Để bảo đảm thực phẩm phải toàn an toàn để cung cấp cho người tiêu dùng, cần phải tăng cường kiểm soát chất nông sản.

Nhiều cơ sở vi phạm

Trong 9 tháng năm 2023, các đơn vị của Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức thanh, kiểm tra 140 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, phát hiện 13 cơ sở vi phạm và xử phạt với số tiền hơn 165 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không đội mũ, đeo khẩu trang...

Lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý các cơ sở cung cấp nông, thủy hải sản cho thành phố.

Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã cũng chỉ đạo tổ chức kiểm tra 420 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông, lâm, thủy sản, qua đó phát hiện 109 cơ sở vi phạm, xử phạt 284 triệu đồng. Một số quận, huyện làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thủy sản, là: Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Mê Linh...

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, hiện nay chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho đến tiêu dùng vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống, nên chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện. Vì vậy, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến chế biến. Ngoài ra, giá nông sản bấp bênh, chưa liên kết được với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra không ổn định, thiếu bền vững, khiến cho người dân chưa quan tâm tới xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.

Khó khăn trong kiểm soát chất lượng

Mặc dù đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, nhiều sai phạm của các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã bị các lực lượng chức năng xử lý, nhưng vi phạm không những không hết mà lại còn gia tăng, thậm chí vi phạm còn ở mức độ tinh vi hơn, gây khó khăn cho các lực lượng trong kiểm soát.

Nói về nguyên nhân của tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn diễn ra, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, hiện việc sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu theo phương thức truyền thống; chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, thiếu nhãn mác để nhận diện. Vì vậy, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp và vấn đề an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát triệt để ở tất cả các khâu, nhất là từ sản xuất đến chế biến.

Bên cạnh đó, giá nông sản bấp bênh, chưa liên kết được với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm khiến đầu ra không ổn định, thiếu bền vững. Người dân chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Hiện tại, việc triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất là hướng đi bền vững, song trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn, nhất là do tư duy sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa còn hạn chế...

Tăng cường kiểm soát nông sản theo chuỗi

Từ nay đến cuối năm, dự báo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân có thể tăng hơn 20% so với các tháng thông thường, nên cần phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản bán trên thị trường.

Theo Trưởng phòng Kinh tế quận Ba Đình Ngô Minh Tuấn, quận sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về kiến thức an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển 12 điểm kinh doanh, tiêu thụ nông sản an toàn, 14 nhóm tiêu dùng thực phẩm an toàn trên địa bàn. Qua đó, giúp người dân tiếp cận và sử dụng nông sản thực phẩm an toàn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Kiểm soát nông sản theo chuỗi để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương mở những lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý cho cán bộ làm công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm ở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, các địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý an toàn thực phẩm và phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát để bảo đảm an toàn thực phẩm. Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật bảo đảm an toàn thực phẩm với những cách làm mới, hiệu quả hơn cũng sẽ được Sở chú trọng để thu hút sự quan tâm, hành động của chính quyền địa phương và cộng đồng đối với vấn đề an toàn thực phẩm.

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi

Để tăng cường công tác quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho biết, trong thời gian tới, huyện yêu cầu các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh để người nâng cao ý thức sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, trong khi đó, người tiêu dùng có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm.

Phát triền nông sản theo chuỗi sẽ giảm thiêu được mất an toàn thực phẩm

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, các địa phương cần có biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp liên kết chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn. Các sở, ngành đã và đang tham mưu cho thành phố có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản sạch và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm để bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh được công bằng. Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề xuất Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành đầy đủ những quy chuẩn, tiêu chuẩn về cơ sở, sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm để các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có căn cứ tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn được công bố và tự chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top