Quảng Ngãi chủ động triển khai tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP), các nguy cơ gây mất ATTP trong hoạt động sản xuất (SX), kinh doanh (KD) nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người tham gia SX, KD trong việc đảm bảo sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải chất lượng, ATTP nhằm bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.
“Lỗ hổng” về an toàn thực phẩm
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm, khiến người phải nhập viện điều trị. Cụ thể, ngày 10/3/2024, trên địa bàn huyện Sơn Hà đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 23 người phải nhập viện điều trị. Tất cả những bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm của tiệm bánh mì que Tứ Hải, địa chỉ ở tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng do bà M. (52 tuổi) làm chủ. Trung tâm kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã lấy 3 mẫu tại cơ sở này để xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Đến đầu tháng 4/2024, Sở Y tế đã kết luận vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì của tiệm bà M. nguyên nhân do nhiễm vi sinh vật (Salmonella). Chủ tiệm bánh mì này không có giấy đăng ký KD và giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì xíu không đảm bảo ATTP
Qua kiểm tra, bà M. đã có hành vi vi phạm hành chính: Nhập khẩu, SX, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ của từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, UBND tỉnh đã quyết định xử phạt hành chính bà M. số tiền 90 triệu đồng. Đồng thời, đình chỉ một phần hoạt động SX, chế biến, KD, cung cấp thực phẩm của hộ bà M trong 4 tháng.
Tiệm bánh mì KD ngay trong chợ đầu mối nông sản Quảng Ngãi khiến 6 người phải nhập viện vào ngày 25/5 là một tiệm "3 không": không đăng ký hộ KD, không giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và không giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu.
Còn đối với vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn nấm xảy ra tại xã Sơn Long (Sơn Tây) vào ngày 12/3/2024, theo Sở Y tế là do trong nấm có độc tố Psilocin (gây ảo giác).
Luật An toàn thực phẩm đã quy định rằng, khi KD thức ăn đường phố, người KD phải dùng thực phẩm đảm bảo an toàn và có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đủ nước đạt chuẩn kỹ thuật phục vụ chế biến và KD thực phẩm. UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý hoạt động KD thức ăn đường phố trên địa bàn.
Vì vậy, chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp quản lý VSATTP, đặc biệt là thức ăn đường phố để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người KD, vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nếu không giải quyết triệt để những "lỗ hổng" trong quản lý, những vụ ngộ độc tập thể có thể tái diễn bất cứ lúc nào.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, công tác quản lý chất lượng ATTP nông, lâm, thủy sản chưa được triển khai toàn diện, nhất là tại tuyến huyện, xã. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTP tại các địa phương chưa đồng bộ, lực lượng mỏng, kiêm nhiệm, năng lực của công chức, cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là cấp xã.
Công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ về vật tư nông nghiệp và ATTP đặc biệt từ cấp xã chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ. Các đối tượng SX, KD thực phẩm nông, lâm, thủy sản có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, số lượng tương đối lớn, do đó việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một số cơ sở SX, KD vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông, lâm, thủy sản còn hạn chế, vẫn còn mang tính chất đối phó.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, ATTP, ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, Sở NN&PTNT đã có Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị thuộc Sở NN&PTNT trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện quản lý ATTP.
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Sơn kiểm tra công tác VSATTP tại các sơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Theo đó, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn chủ động triển khai tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về ATTP, các nguy cơ gây mất ATTP trong hoạt động SX, KD nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người tham gia SX, KD trong việc đảm bảo sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải chất lượng, ATTP nhằm bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.
Tăng cường công tác quản lý các cơ sở SX, KD thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo quy định tại Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở SX, KD thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Sở NN& PTNT thực hiện giám sát ATTP theo quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2015 quy định về giám sát ATTP nông lâm thuỷ sản, số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm độc vật thuỷ sản nuôi.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong điều tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguyên nhân xảy ra sự cố ngộ độc ATTP theo phạm vi quản lý được phân công; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, kịp thời ngăn ngừa các nguy cơ gây mất ATTP trong các công đoạn SX thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với sản phẩm có chứa độc tố tự nhiên.
Các Chi cục quản lý chuyên ngành, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, trong đó chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về ATTP, các nguy cơ gây mất ATTP trong hoạt động SX, KD nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người tham gia SX, KD trong việc đảm bảo sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải chất lượng, ATTP nhằm bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng.
VSATTP luôn được các cấp ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhằm tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tăng cường công tác quản lý các cơ sở SX, KD thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản theo quy định tại Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở SX, KD thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó chú trọng việc kiểm soát nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật SX trong nước và nhập khẩu.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện giám sát ATTP theo quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT: số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2015 quy định về giám sát ATTP nông lâm thuỷ sản, số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 quy định về giam sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm độc vật thuỷ sản nuôi; Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
Chủ động phối hợp với ngành Y tế trong điều tra, giám sát, thanh tra, truy xuất nguyên nhân xảy ra sự cố ngộ độc ATTP theo phạm vi quản lý được phân công, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, kịp thời ngăn ngừa các nguy cơ ATTP trong các công đoạn SX thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với sản phẩm có chứa độc tố tự nhiên.
Khi có sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra, giao Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản chủ trì tham mưu Giám đốc Sở thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao và tham mưu báo cáo kịp thời về Bộ NN&PTNT (qua Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường).
Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở SX, KD thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.
Tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn số 5607/UBND-KGVX chỉ đạo thực hiện tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát cơ sở SX, KD việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ bám sát nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến công tác đảm bảo ATTP trong thời gian qua để kịp thời triển khai thực hiện đạt hiệu quả, theo quy định.
Giao Sở Y tế thường xuyên tổ chức đánh giá các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết, nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở SX, KD thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhà ăn tập thể và các đối tượng theo phân cấp quản lý; xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm ATTP, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc.
Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; chủ động và kịp thời hỗ trợ các địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm.
Chủ động rà soát, thường xuyên theo dõi về tình hình ATTP trên địa bàn tỉnh, để kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện ngay các biện pháp nhằm ngăn ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Giao Sở NN&PTNT, Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong điều tra nguyên nhân; chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc; thường xuyên giám sát các mối nguy và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất BVTV, methanol trong rượu...; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các biện pháp bảo đảm ATTP trong SX, chế biến, KD và tiêu dùng thực phẩm, nhận diện và phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về ATTP đối với tổ chức, cá nhân SXKD thực phẩm, nhất là KD dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kịp thời xử lý, thông tin về sự cố, nguy cơ, vụ việc ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.