EC đã đề xuất các cuộc làm việc trực tuyến vào tháng 5, tháng 6 và tháng 10, trước khi sang Việt Nam kiểm tra.
Tại cuộc trao đổi với báo chí ngày 21/5 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, theo lịch thì cuối tháng này Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, mới đây, Đoàn đã có thông báo sẽ sang Việt Nam kiểm tra vào tháng 10/2023.
Đội tàu cá của tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN
Ông Trần Đình Luân cũng cho biết, EC cũng đã đề xuất các cuộc làm việc trực tuyến vào tháng 5, tháng 6 và tháng 10 trước khi sang Việt Nam kiểm tra.
Cuối tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có Đoàn công tác sang và có cuộc làm việc trực tiếp để EC nắm bắt, cập nhật tình hình chống khai thác IUU của Việt Nam, hi vọng có thể thu hẹp khuyến nghị của họ với Việt Nam, ông Trần Đình Luân thông tin.
Sau kết quả Đoàn Thanh tra của EC vào tháng 10/2022, Việt Nam đã nỗ lực triển khai 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình và hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp chống khai thác IUU, khắc phục khuyến nghị của EC tại địa phương như: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Bình Định... Sau khi kiểm tra, các địa phương đã tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Các bộ, ngành Trung ương có liên quan và địa phương tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU; đặc biệt là trong việc ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; xử phạt các hành vi khai thác IUU...
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả chống khai thác IUU, ông Trần Đình Luân kiến nghị, các bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế, chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.
Các địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU.
Đặc biệt, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
Theo Cục Thủy sản, đến ngày 30/4, đã có 28.797/29.489 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý (hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký...).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.