Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã ký quyết định lập đoàn kiểm tra việc nhiều nhà vườn, nhà xưởng quy mô lớn mọc trên đất nông nghiệp... cần truy cứu trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra sai phạm?
Thông tin với báo chí, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải - Phạm Ngọc Kế cho biết, mới đây, ông đã ký quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Nam Thắng. Hiện nay, Tổ công tác đang làm việc với xã Nam Thắng để xác minh cụ thể.
Được biết, Tổ công tác này đã làm việc với lãnh đạo xã Nam Thắng và đại diện các thôn để xảy ra vi phạm đất đai, xây dựng để thống nhất phương pháp và thời gian kiểm tra.
Tổng thể khu nhà vườn quy mô lớn mọc trên đất nông nghiệp ở Tiền Hải (Thái Bình).
Qua đó, bà Vũ Thị Hồng, Trưởng phòng TNMT huyện Tiền Hải thông tin, kết quả kiểm tra những nội dung này sẽ có trong tháng 11/2022.
Trước đó, báo chí đã phản ánh về hàng loạt vi phạm về đất nông nghiệp cũng đang xảy ra tại xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải. Cụ thể, nhiều nhà vườn, nhà kiên cố rộng hàng trăm m2 được xây dựng trên đất trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tại thôn Nam Đồng Bắc, xã Nam Thắng. Điển hình như công trình của gia đình ông HVT, ĐHV, BVT. Thậm chí, một số người ở địa phương khác cũng đến đây mua đất để xây dựng công trình kiên cố.
Cũng tại thôn Nam Đồng Bắc, hộ ông Trần Văn Tụy khai thác hàng vạn mét khối đất nông nghiệp đi bán suốt cả năm qua, khiến mặt bằng đất canh tác bị phá vỡ, thất thoát tài nguyên khoáng sản của nhà nước.
Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, tại thôn Rưỡng Trực, hàng nghìn m2 đất nông nghiệp của gia đình ông Phạm Văn Bường, Phạm Văn Sắc chuyển nhượng cho một người địa phương khác để xây dựng nhà xưởng sản xuất…
Ông Phan Văn Du, Chủ tịch UBND xã Nam Thắng xác nhận sự việc và cho biết, UBND xã Nam Thắng đã kiểm tra, lập biên bản đình chỉ thi công… đồng thời, báo cáo UBND Tiền Hải để xử lý.
Điều 208 Luật đất đai 2013 quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. “1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.” Như vậy, có thể thấy trách nhiệm quản lý, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Điều 207 Luật đất đai 2013 cũng quy định xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai. “1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai". |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.