Vài năm qua, một trại chăn nuôi heo quy mô lớn ở Ấp 3, xã Phú An, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã liên tục xả thải ra suối Đạ Gùi đoạn qua xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Việc này khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều người dân.
Dòng suối Đạ Gùi bị ô nhiễm nghiêm trọng
Theo đó, trại chăn nuôi heo này có quy mô rộng nhiều hecta, với 3 hồ chứa nước thải lớn. Nước thải từ các hồ chứa này trực tiếp thải ra con mương bên cạnh rồi chảy thẳng ra suối Đạ Gùi.
Dòng nước từ khu vực trại chăn nuôi heo đổ vào suối Đạ Gùi đặc ngầu một màu đen, nổi váng, bốc mùi hôi thối nồng nặc kéo dài nhiều km. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Duy T., một người dân xã Đạ Oai khẳng định, thủ phạm gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dòng suối Đạ Gùi là trang Trại chăn nuôi heo tại Ấp 3, xã Phú An, huyện Tân Phú.
Theo ông T., tình trạng trang trại chăn nuôi heo xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước suối Đạ Gùi đã kéo dài nhiều năm nay. Về mùa mưa, nước suối lớn nên còn chịu được. Còn đến mùa nắng thì thật kinh khủng.
"Bà con chúng tôi làm vườn cạnh suối suốt ngày phải “nín thở” sống chung với mùi hôi thối bốc ra từ phân heo, nước thải. Suối Đạ Gùi bị ô nhiễm quá lâu nên giờ cá lau kính cũng chết nổi lềnh bềnh” - ông T. cho hay.
Nguồn nước suối bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân địa phương. Ảnh: Khánh Phúc
Ông Đ. một người dân khác ở đây cho biết thêm, từ điểm trại heo xả thải trực tiếp nước thải ra suối Đạ Gùi kéo dài khoảng 6km rồi đổ trực tiếp ra sông Đồng Nai.
Trong đó, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trong nhất chảy qua địa bàn thôn 5 và 6 cảu xã Đạ Oai. Điều đáng nói, suối Đạ Gùi là nguồn cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong mùa khô.
"Gia đình tôi có hơn 1 hecta sầu riêng đang giai đoạn làm bông. Vườn sầu riêng hiện tại rất cần nước tưới nhưng gia đình chấp nhận phủ bạt máy bơm, không dám tưới cho cây trồng vì sợ cây bị chết".
Sự việc kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết
Theo ông Võ Văn Đào, Chủ tịch UBND xã Đạ Oai, sự việc trại chăn nuôi heo từ xã Phú An (huyện Tân Phú) xả thải gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước suối Đạ Gùi đã xảy ra nhiều năm nay.
Đối với sự việc này, người dân xã Đạ Oai đã nhiều lần phản ánh sự việc lên chính quyền địa phương. Về phía UBND xã Đạ Oai đã nhiều lần báo cáo UBND huyện về sự việc này và phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, ghi nhận sự việc để có hướng giải quyết.
"Tuy nhiên, do vụ việc liên quan đến địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, nên việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn" - ông Đào cho biết.
Chia sẻ về việc này, ông Nguyên Linh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai, cho biết thêm, sau khi tiếp nhận thông tin trại chăn nuôi heo từ xã Phú An xả thải ra suối Đạ Gùi, huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND xã Đạ Oai tiến hành kiểm tra ghi nhận vụ việc để có cơ sở kiến nghị, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng xem xét có hướng xử lý.
"Ngoài ra, UBND huyện cũng đã giao Công an huyện kiểm tra và làm việc với Công an huyện Tân Phú để có hướng xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm nói trên” - ông Hoạt cho biết.
Chăn nuôi tuần hoàn khép kín giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trái ngược với không khí nhộn nhịp vui xuân, lễ hội vẫn còn len lỏi khắp các thôn xã thì trang trại chăn nuôi tuần hoàn khép kín của anh Bùi Văn Thảo tại xóm 10, xã Khánh Mậu (Yên Khánh, Ninh Bình) lại tất bật sáng đèn chuẩn bị cho việc xuất bán những chuyến hàng bê giống, thịt dê, thịt cừu đầu tiên trong năm mới.
Anh Thảo chia sẻ: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư nên những loại cây, con nào phát triển phù hợp với đồng đất quê hương anh đều nắm vững trong lòng bàn tay. Sau thời gian bôn ba làm đủ nghề mưu sinh, năm 1993, với số vốn tích lũy được, vợ chồng anh đã mạnh dạn đấu thầu 4 mẫu đất khu vực giáp đê thuộc thôn Bãi Trữ (xã Ninh Giang) để phát triển nuôi dê sinh sản, rồi dê lấy sữa. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm chăn nuôi, xác định thị trường tiêu thụ tích lũy được chỉ thông qua việc “học lỏm”, truyền tai nhau nên đã không ít lần đẩy vợ chồng anh vào cảnh lao đao.
“Mình là một trong những người đầu tiên của tỉnh sản xuất sữa dê, nhưng thiếu kinh nghiệm nên sữa tạo ra không tiêu thụ được, bao nhiêu vốn liếng đầu tư bỗng chốc bay hơi. Đã có những lúc hai vợ chồng nản chí, dự định chuyển hướng, nhưng cân lên đặt xuống rồi quyết định vẫn theo nghề đến cùng. Vấp chỗ nào mình không giấu dốt nữa mà mày mò tìm hiểu, cắp sách đi học kiến thức, kinh nghiệm tại những nơi uy tín; nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp, khuyến nông… Đến hiện tại, các kiến thức cơ bản anh đều thuộc lòng, không còn lớ ngớ như trước đây, việc chăn nuôi cũng nhờ đó tốt dần lên”, anh Thảo vui vẻ nói.
Khi nhận thấy đã nắm chắc kiến thức trong tay, đến năm 2021, anh thuê đất tại xã Khánh Mậu (Yên Khánh) với diện tích 6,8 ha để mở rộng quy mô và phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn khép kín. Anh đầu tư nuôi 100 con bò sinh sản; 600 dê và cừu; trồng 3ha cỏ; 2ha ngô sinh khối làm thức ăn cho đàn vật nuôi.
Theo anh Thảo, bò hay dê rất dễ nuôi, có thể nuôi dê theo hình thức chăn thả hoặc nuôi nhốt. Bò, dê mắn đẻ nên thuận lợi tăng đàn, tốn ít công chăm sóc, thu hồi vốn nhanh… Tuy nhiên, nếu không có kiến thức, sự chuyên tâm thì cũng rất dễ “trắng tay”. Bởi để những vật nuôi này sinh trưởng và phát triển thuận lợi thì có rất nhiều yếu tố người nuôi bắt buộc phải đảm bảo như con giống, chuồng nuôi, phòng trị bệnh, nguồn thức ăn và khẩu phần ăn…
Chăn nuôi tuần hoàn khép kín giúp giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Trung Quân.
Riêng đối với dê, về chuồng nuôi, dê là loài động vật sạch sẽ, không ưa độ ẩm cao, do đó, nên làm chuồng tại nơi cao ráo, dễ thoát nước. Bên cạnh đó, phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh ẩm ướt, mưa hắt, gió lùa, ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào dê.
Sàn chuồng phải bằng phẳng và cách mặt đất tối thiểu 50 – 70cm, tốt nhất nên làm bằng các thanh gỗ phẳng, được đóng thành tấm có khe hở đủ để phân dê lọt xuống dưới nhưng không làm lọt chân dê. Nền chuồng cần láng bằng xi măng có độ dốc từ 15 – 20% để dễ dàng làm vệ sinh và thoát nước tốt. Ngoài ra, cần có công trình thu gom và xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho việc tiêu độc khử trùng…
Về thức ăn và khẩu phần ăn, đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình chăm sóc dê. Những loại thức ăn cho dê phổ biến là lá cây, các loại cỏ, đậu, rau củ; các thức ăn có tinh bột như khoai, sắn, ngô; bã đậu, thức ăn hỗn hợp công nghiệp…
Cần lưu ý tới mức tiêu thụ của dê để bổ sung những dưỡng chất một cách cân đối. Cần thay đổi khẩu vị cho dê thường xuyên, cung cấp đủ lượng nước uống (dê con khoảng 0,5 – 1 lít/ngày, trưởng thành 5 lít/ngày). Đồng thời, phải tiêm phòng đầy đủ để phòng các bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm ruột, đậu…
Anh Thảo chia sẻ: Muốn chăn nuôi, nhất là chăn nuôi với số lượng lớn thành công thì vấn đề chi phí, thức ăn và xử lý chất thải (phân, nước tiểu, nước dọn chuồng…), xử lý mùi hôi thối luôn là những bài toán lớn phải có phương án giải quyết.
Trang trại của anh cũng không ngoại lệ khi mỗi ngày phải tiêu tốn 10 bao thức ăn hỗn hợp công nghiệp (gần 3 triệu đồng), lương của 4 nhân công (200.000 đồng/người). Ngoài ra, phải đảm bảo cung cấp đủ 2 tấn thức ăn thô xanh và 1 tạ ngũ cốc… Do đó, sau khi mày mò tìm hiểu và được sự tư vấn của cán bộ khuyến nông, anh nhận thấy chăn nuôi kết hợp với trồng trọt theo vòng tuần hoàn khép kín được xem là cứu cánh để giảm được áp lực về chi phí đầu tư.
Anh Thảo phân tích: Cái lợi của chăn nuôi tuần hoàn khép kín là không còn chất thải. Bởi lẽ, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Cụ thể tại trang trại của anh, phân, nước thải từ chăn nuôi bò, dê, cừu được tận dụng ủ hoai mục cùng với men vi sinh để làm phân bón cho ngô sinh khối và cỏ. Hai loại cây trồng này đến khi thu hoạch sẽ quay trở lại làm nguồn thức ăn hàng ngày và ủ chua làm thức ăn thô xanh vào mùa đông cho chăn nuôi.
Điều này vừa giúp chủ động được nguồn thức ăn, tiết kiệm chi phí phân bón, thức ăn chăn nuôi, nhất là trong bối cảnh giá những loại vật tư này không ngừng tăng cao, vừa giúp giảm thiểu và đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe cho gia đình, công nhân trực tiếp chăm sóc và cộng đồng xung quanh.
“Chăn nuôi và trồng trọt tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín đã giúp giảm được khoảng 50 – 60% chi phí đầu vào so với cách chăn nuôi truyền thống trước đây”, anh Thảo khẳng định.
Anh Thảo thông tin thêm: Với cách chăn nuôi tuần hoàn kết hợp trồng trọt, hiện tại, trung bình mỗi ngày trang trại của anh xuất bán ra thị trường 4 – 5 con dê (40 – 50kg thịt); ngày lễ, Tết khoảng 10 – 12 con, sau khi trừ chi phí anh thu về 500 – 600 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mỗi năm anh xuất bán 50 con bê giống với giá 10 triệu đồng/con, thu về khoảng 500 triệu đồng (chưa trừ chi phí).
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.