Tình trạng phá rừng, trong đó có khai thác gỗ nghiến gia tăng trong thời gian gần đây; hành vi chống người thi hành công vụ và buôn lậu gỗ qua các tuyến biên giới diễn biến phức tạp và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Có tình trạng khai thác lâm sản trái phép
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt hành chính ông Hà Văn Hoàng và ông Vi Văng Cảng, cùng trú tại thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân 10 triệu đồng về hành vi khai thác lâm sản trái phép.
Ông Lê Ngọc Hiệp, Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Thường Xuân cho biết, sau khi nhận thông tin từ báo chí phản ánh một số tấm gỗ rừng tự nhiên bị khai thác, xẻ thành tấm để ở suối thuộc khu vực hòn Cù Bá, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ), đơn vị này đã nhanh chóng phối hợp xác minh, làm rõ.
Ngoài 4 tấm gỗ này, lực lượng chức năng còn vớt được 2 bộ quan tài chuẩn bị cho người chết.
Qua kiểm tra, lực lượng kiểm lâm phát hiện có 8 tấm gỗ ràng ràng, thuộc nhóm VI (gỗ thông thường) được ngâm dưới bùn, trong đó có 4 tấm đã được đục đẽo thành 2 bộ quan tài, khối lượng 0,752 m3 và 4 tấm gỗ xẻ hình chữ nhật khối lượng 0,538 m3.
Gần đây, khi hai người anh của ông Hoàng và ông Cảng qua đời, gia đình hoàn cảnh khó khăn nên không chuẩn bị được quan tài từ trước. Ông Hoàng và ông Cảng đứng ra vay mượn quan tài của người dân trong bản để tiến hành khâm liệm cho anh mình. Khi người cho vay đòi lại quan tài thì hai ông này đã vào rừng của mình được Nhà nước giao khoán chặt 2 cây gỗ về đục làm 2 bộ quan tài trả
Theo ông Lê Ngọc Hiệp, qua xác minh tại địa phương, làm việc với thôn bản và UBND xã Xuân Lẹ, kiểm lâm xác định, việc ông Hoàng và ông Cảng vay mượn 2 bộ quan tài để khâm liệm cho anh mình là có thật.
Tại suối hòn Cù Bá, ngoài 4 tấm gỗ hình chữ nhật, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương còn vớt được 4 tấm gỗ hình vuông đã đục thành 2 bộ quan tài.
Kiểm tra hiện trường, tại lô 82, khoảnh 4A và lô 106, khoảnh 3D, tiểu khu 527, kiểm lâm phát hiện 2 gốc gỗ ràng ràng bị chặt có đường kính và các thông số khác phù hợp với số gỗ đã trục vớt được tại suối hòn Cù Bá, thôn Liên Sơn.
Hình ảnh 2 bộ quan tài được trục vớt cùng thời điểm 4 tấm gỗ hình chữ nhật tại suối hòn Cù Bá. Ông Hoàng và ông Cảng lý giải, 4 tấm gỗ hình chữ nhật được họ ngâm cùng với quan tài dùng làm chân đế, đặt quan tài lên trên trước khi hạ huyệt.
Ngoài việc xử phạt 2 cá nhân trên, Hạt Kiểm Lâm Thường Xuân đang yêu cầu kiểm lâm viên địa bàn và Trạm Kiểm lâm Bù Đồn tường trình, kiểm điểm về trách nhiệm quản lý địa bàn vì để rừng bị khai thác trái pháp luật.
Tình trạng vi phạm lâm luật nghiêm trọng
Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng phá rừng lấy gỗ nghiến tập trung ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và Vườn quốc gia Ba Bể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cả về tính chất và mức độ xâm hại.
Khu vực rừng hiện nay đang bị khai thác gỗ ở Thái Nguyên diễn ra chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng thuộc các xã Nghinh Tường, Thần Sa, Vũ Trấn, Thượng Nung, Sảng Mộc là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ cao, đời sống kinh tế khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều tuyến vận chuyển gỗ khai thác trái pháp luật đưa gỗ lên khu vực biên giới hoặc chuyển về xuôi.
Tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp - Ảnh TTVH
Nguyên nhân cơ bản được 3 địa phương đưa ra chủ yếu là tình trạng đói nghèo còn cao, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Một số hộ gia đình thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, do đó cuộc sống và nhu cầu sinh hoạt gia đình phải dựa nhiều vào khai thác tài nguyên rừng, một bộ phận làm thuê cho những người khai thác, vận chuyển gỗ trái pháp luật. Mặt khác, chính quyền cơ sở không đủ điều kiện tổ chức lực lượng giải quyết triệt để tình trạng phá rừng; lực lượng kiểm lâm mỏng, kinh phí, trang thiết bị còn gặp nhiều khó khăn.
Cần có giải pháp căn bản
Ban Chỉ đạo Trung ương Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng đã đưa ra một số giải pháp trước mắt nhằm giải quyết vấn nạn phá rừng.
Theo đó, các đơn vị liên quan (kiểm lâm, công an, quân đội…) tiếp tục phối hợp tổ chức các đợt truy quét với lực lượng đủ mạnh, nghiêm cấm và trục xuất người vào rừng trái phép; tổ chức rà soát, phân loại các đối tượng khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản; cương quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, kể cả cán bộ có thẩm quyền và công chức có hành vi vi phạm.
(Ảnh minh hoạ)
Chi cục Kiểm lâm phối hợp chính quyền cơ sở tiến hành thống kê gỗ gia dụng ở các hộ gia đình, quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ làm nhà, tổ chức việc bình xét công khai trong cộng đồng, ưu tiên những hộ gia đình khó khăn, thực sự có nhu cầu làm ở được phép khai thác gỗ gia dụng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát và quy hoạch lại các xưởng chế biến trình UBND tỉnh theo hướng đưa vào khu công nghiệp tập trung.
Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải có biện pháp giải quyết đất canh tác cho các hộ gia đình nghèo, hộ thực sự khó khăn, coi đây là giải pháp “gốc” nhằm chấm dứt nạn khai thác gỗ trái phép, tiếp tay cho buôn lậu gỗ. Bên cạnh đó, tất cả các diện tích rừng đã giao khoán cho các hộ gia đình phải được tổ chức bảo vệ tốt; khẩn trương rà soát để giao rừng cho người dân tại chỗ hoặc giao cho các đơn vị quân đội bảo vệ, đồng thời bảo đảm chính sách, chế độ cho người nhận khoán theo đúng quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.