Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 15:12

A Mú Sung vững tin xây dựng NTM nâng cao

Bằng “lối đi riêng”, từ xã vùng cao biên giới có địa hình phức tạp, chia cắt bởi các dãy núi cao xen lẫn thung lũng sâu, khí hậu khắc nghiệt với 6 dân tộc: Mông, Dao, Hà Nhì, Kinh, Tày, Giáy sinh sống, A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai) đã về đích nông thôn mới

Và trên đà xây dựng NTM nâng cao.

“Hỏi dân” việc làm đường giao thông

Ông Ma Seo Củi, Chủ tịch UBND xã A Mú Sung kể lại hành trình XD NTM ở nơi địa hình phức tạp, dân cư ở không tập trung, trình độ dân trí chưa đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu: “Trước đây, bà con các dân tộc trong xã sống rải rác từ đỉnh núi cho đến thung lũng tùy theo tập quán của dân tộc mình. Đường giao thông liên thôn chủ yếu là đường mòn nhỏ, hẹp. Kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc với hai mùa ngô - lúa, chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ, chăn thả hoang dã. Thời tiết khắc nhiệt như rét đậm, rét hại, khô hạn kéo dài và dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra. Ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm…, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, an ninh chính trị; trật tự an toàn xã hội của địa phương.

 

ảnh-3.JPG
Con đường nối từ thôn Lũng Pô đến trung tâm xã A Mú Sung được người dân hiến đất mở đường.

Vì vậy, Ban Chỉ đạo XD NTM xã quyết định lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, xem họ cần gì và cần như thế nào qua  nhiều buổi họp dân ở từng thôn. Đồng thời, phổ biến cho dân biết chủ trương, đường lối của Chương trình XDNTM, những lợi ích mà người dân sẽ được thụ hưởng trong nay mai. Sau đó, chúng tôi mới phân tích xem việc gì sẽ mang đến lợi ích thiết thực nhất, cần làm ngay để xây dựng kế hoạch và tìm cách hiện thực hóa.

Tiêu chí giao thông được A Mú Xung cân nhắc đầu tiên, Ban chỉ đạo xã xác định giao thông phải thuận tiện thì mọi tiêu chí khác triển khai sẽ dễ dàng hơn. Vậy là chiến dịch tuyên truyền, vận động nhân dân bằng cách “hỏi ý kiến” người dân được xác lập. Đối với những thôn, xóm không đồng tình, sợ mất đất, chúng tôi đưa ra bài toán chi phí tự làm một đoạn đường so với chi phí mà Nhà nước và các ban ngành đã hỗ trợ phần lớn nguyên vật liệu, người dân chỉ phải bỏ công sức ra là biến con đường lầm đất thành đường bê tông sạch sẽ, thuận tiện, nhất là đối với con em đồng bào để các cháu đến trường...

Với những thôn xóm có nông sản giao thương trên thị trường, chúng tôi hỏi bà con có muốn xe ô tô thu mua nông sản vào tận nhà, vừa nhanh vừa nhiều nông sản được bán kịp thời. Cùng với những dẫn chứng cụ thể mà người dân ở các nơi khác đã được hưởng..., người dân A Mú Sung đồng tình hưởng ứng”.

Đến nay, đường trục xã, liên xã của A Mú Sung đã nhựa hóa đạt 100% kế hoạch, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp A, B miền núi. Đường trục thôn, liên thôn đã được bê tông hóa 11,46/14,76 km đạt 77,6 % kế hoạch, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp B miền núi. Đường ngõ xóm tổng chiều dài là 9,572km, đã bê tông 5,81km(theo tiêu chuẩn cấp đường C), đạt 60,7 %. Đường trục chính nội đồng tổng chiều dài là 6,5 km đường cấp phối 6,5 km đạt 100% kế hoạch.

Xã đã bê tông hoá được 1,6975 km đường ngõ xóm theo tiêu chuẩn cấp đường C và thường xuyên, định kỳ tổ chức phát dọn các tuyến đường trục thôn, trục xã; đạt khoảng 80%. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường trên địa bàn xã đảm bảo giao thông đi lại được thuận lợi và an toàn.

Nỗ lực giảm nghèo

Hiệu quả mà đường giao thông mang lại là động lực rất lớn để A Mú Sung tiếp tục sáng tạo đổi mới phương pháp điều hành thực hiện linh hoạt trong xử lý những vướng mắc, khó khăn trong công tác dân vận, vận động quần chúng mạnh dạn phát triển kinh tế, chuyển đổi các loại cây trồng mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật  và con giống mới vào sản xuất.

Nhiệm vụ được phân công từ cấp ủy, chính quyền; Ban chỉ đạo giảm nghèo xã phụ trách, xây dựng kế hoạch và định hướng cho từng thôn, hộ gia đình nghèo để cụ thể hóa việc thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại xã phải bám sát vào các chương trình, dự án; đề án, đặc điểm lợi thế và nhu cầu thiết thực điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với thực tế của địa phương. Lựa chọn những nội dung mà người dân cần và phục vụ trực tiếp, sát thực đến sản xuất, đời sống của người dân để ưu tiên chỉ đạo thực hiện. Chú trọng thực hiện các tiêu chí nâng cao thu nhập, giảm nghèo, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn xã hội để tạo điểm nhấn, bước đột phá. Triển khai, xây dựng mô hình thôn, bản NTM kiểu mẫu... Đến năm 2020, trên địa bàn xã có 37 hộ nghèo, chiếm 6,97%. Hộ cận nghèo 28 hộ, chiếm 5,14 %.

 

ảnh-2.jpg

Người dân nhiệt tình hưởng ứng ngày công làm đường giao thông.

 

Hiện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự thay đổi, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 82,57%, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 13,3%, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 4,13%, thu nhập bình quân 37,5 triệu đồng/người/năm 2021.

Sản xuất nông nghiệp luôn được thực hiện đúng khung thời vụ, chăn nuôi phát triển ổn định, đặc biệt là các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững như: mô hình nuôi lợn đen các thôn Tùng Sáng, Lũng Pô và Phù Lao Chải với tổng đàn lợn 227 con. Mô hình trồng xoài ở thôn Lũng Pô với 0,4ha xoài sản lượng 20 tấn/năm, giá trị 120 triệu đồng/năm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Đến nay, A Mú Sung không chỉ duy trì tốt các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM như:  6/6 thôn có điện lưới quốc gia cung cấp cho 558/558 hộ dân, đạt 100%; 6/6 thôn có hạ tầng Intenet  có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành; 472 nhà ở đạt theo quy định của Bộ Xây dựng; 6/6 thôn có nhà văn hóa thôn đạt tiêu chuẩn; y tế đạt tiêu chí NTM (năm 2020), tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn xã đạt 70,04%.

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn đáp ứng 558/558 hộ, đạt 100%. Nâng cấp, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước cho 473/558 hộ dân, đạt 84,76%. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 98,8%. Nghĩa trang nhân dân được quy hoạch tập trung. 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn, an ninh trật tự luôn được giữ vững, Đảng bộ chính quyền đạt trong sạch vững mạnh.

Đây là những bước tiến vững chắc để A Mú Sung sớm đạt xã NTM nâng cao.

 

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top