Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 8 năm 2022 | 21:32

Agribank khuyến cáo khách hàng cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo

Nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác khi giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch trực tuyến, Agribank tiếp tục cập nhật các hình thức lừa đảo/giả mạo mới diễn ra trong thời gian gần đây và khuyến cáo các biện pháp giao dịch an toàn.

Các thủ đoạn lừa đảo/giải mạo mới

1. Mạo danh đầu số tin nhắn SMS hoặc các trang thông tin, mạng xã hội của Ngân hàng để gửi đường link lạ hoặc đưa ra các thông tin ưu đãi, khuyến mại không chính xác, cụ thể:

- Đối tượng mạo danh đầu số tin nhắn SMS ngân hàng, giả mạo website, giả mạo các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…) của Agribank (sử dụng ảnh chụp có yếu tố xác thực, không phải xác thực chính thống của mạng xã hội gây nhầm lẫn cho khách hàng) để đăng tải các thông tin ưu đãi, khuyến mại không chính xác.

- Khách hàng thực hiện theo hướng dẫn từ các trang mạo danh, truy cập đường link và nhập các thông tin (mật khẩu E-Mobile Banking, OTP). Từ đó kẻ gian có thể lấy cắp các thông tin bảo mật của Khách hàng và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng mời rút tiền mặt từ Thẻ tín dụng:

- Đối tượng gọi điện thoại tới chủ Thẻ tín dụng từ các số điện thoại lạ để chào mời khách hàng sử dụng ưu đãi rút tiền/đáo hạn từ Thẻ tín dụng. Đối tượng thường tự xưng là nhân viên của Ngân hàng khi gọi điện thoại.

- Để thực hiện việc rút tiền từ thẻ tín dụng, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cá nhân như số thẻ, số CVV bảo mật. Từ đó, kẻ xấu có được các thông tin bảo mật của Khách hàng và thực hiện các hành vị trục lợi bất hợp pháp.

 

Agribank khuyến cáo khách hàng

Để giao dịch ngân hàng an toàn trong thời đại công nghệ số, khách hàng cần lưu ý:

1. CẢNH GIÁC khi nhận tin nhắn SMS, kiểm tra thông tin nhận và CẨN TRỌNG khi truy cập vào link chứa trong tin nhắn. Để phòng tránh gian lận giao dịch điện tử, Agribank khuyến cáo: Ngân hàng TUYỆT ĐỐI KHÔNG gửi tin nhắn nào gắn đường link yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc nhập User/Mật khẩu.

2. CẢNH GIÁC khi các truy cập trang mạng xã hội của ngân hàng (Facebook, Zalo…) không có yếu tố xác thực (tích xanh, tích cam) của nền tảng hoặc giả mạo yếu tố xác thực bằng cách sử dụng ảnh đại điện là ảnh chụp có tích xanh/ tích cam.

3. CẢNH GIÁC khi truy cập website không phải website chính thức của Agribank hoặc giả mạo gần giống với địa chỉ website của agribank (ví dụ: http://www.agribanking.com.vn, http://www.agribanks.link, http://www.agribanks.biz, http://www.vnagribank.cc,…). Agribank chỉ có duy nhất 01 địa chỉ website tại đường dẫn: https://agribank.com.vn/

4. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật như: tên đăng nhập, mã OTP, số thẻ, mã CVV, mật khẩu tài khoản, mã mở khóa eToken qua các đường dẫn (link), tin nhắn, chat, cuộc gọi chưa được xác thực trong bất kỳ trường hợp nào.

5. KHÔNG liên lạc, cung cấp thông tin của cá nhân, số CMND, CCCD, Hộ khẩu cho người lạ hoặc bên thứ ba qua mạng, qua điện thoại kể cả người tự xưng là công an, CƠ quan điều tra, nhân viên ngân hàng,... để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép

6. BẢO MẬT TUYỆT ĐỐI thông tin cá nhân, nâng cao ý thức bảo vệ thông tin giao dịch ngân hàng trên mạng xã hội.

7. SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG XÁC THỰC thay vì phương thức xác thực các giao dịch tài chính, tín dụng, ví điện tử... thông qua tin nhắn điện thoại (SMS)

8. CÀI ĐẶT PHƯƠNG THỨC BẢO MẬT 2 LỚP trên ứng dụng của Agribank để tăng cường bảo mật, sau khi đăng nhập trên thiết bị lạ, khách hàng bắt buộc phải nhập mã OTP để xác thực sử dụng.

9. XÁC MINH TRỰC TIẾP với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu (VD như nâng cấp SIM điện thoại)

10. Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin, Quý khách hãy chủ động thực hiện các biện pháp khóa ngay các dịch vụ ngân hàng số khẩn cấp hoặc gọi điện đến tổng đài 1900558818 – 024.32053205 hoặc điểm giao dịch (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ khóa dịch vụ. Đồng thời tiến hành các phản ánh tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo tới đầu số 5656 hoặc website https://thongbaorac.ais.gov.vn do Cục an toàn thông tin (Bộ TTTT) quản lý theo hướng dẫn (xem tại đây)

- TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI chính thức của Agribank là tài khoản Facebook (Fanpage) Agribank có dấu tích xanh ở bên phải (https://www.facebook.com/Agribank.VN) hoặc tài khoản Zalo Agribank có dấu tích cam.

- ĐỊA CHỈ EMAIL đến từ Agribank luôn có đuôi ***@agribank.com.vn

- Agribank chỉ có duy nhất SMS Brandname AGRIBANK(các brandname có hình thức tương tự như AGBANK, AGRbank, ... đều là giả mạo nhằm trục lợi, lừa đảo).

11. Thường xuyên theo dõi các tin tức khuyến cáo, cảnh báo và thực hiện đúng các nguyên tắc giao dịch an toàn được Agribank cập nhật liên tục trên website Agribank tại chuyên mục “Agribank Thông báo” và trên Fanpage chính thức của Agribank tại địa chỉ: https://www.facebook.com/Agribank.VN

Nếu nhận thấy các dấu hiệu như trên, quý khách thông báo ngay cho Agribank thông qua số hotline 1900558818 – 024.32053205 hoặc điểm giao dịch gần nhất (trong giờ hành chính) và Cơ quan Công An nơi gần nhất để được hỗ trợ.

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top