Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2020 | 10:4

An Giang: hoạt động nông nghiệp ngưng trệ vì kiện tụng kéo dài

Nhiều năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp của một hộ gia đình tại, tỉnh An Giang đã phải tạm gác, miếng cơm manh áo của cả gia đình cũng vì thế mà ảnh hưởng, cũng chỉ vì mảnh đất canh tác bao năm qua rơi vào cảnh kiện tụng, tranh chấp.

Chỉ vì cho thuê đất?

Gia đình bà Neàng Điêm có canh tác thửa đất do ông bà tổ tiên khai phá. Sau đó, năm 1977, thời chiến tranh biên giới loạn lạc nên bỏ đất chạy giặc. Đến năm 1983 thì quay về. Kể từ đó, gia đình bà Neàng Điêm đã sinh sống êm ấm và tiến hành sản xuất nông nghiệp, ổn định kinh tế trên mảnh đất của gia đình.

Thế nhưng canh tác trên đất gia đình chưa ổn định được bao lâu, vì tạo điều kiện cho một số người khác, gia đình đã tiến hành cho thuê đất. Bà Neàng Điêm kể lại: “Vào khoảng các năm 1987 - 1988 các ông bà: Châu Thị Gái, Chau Có (Cơ), Chau Riếp, Chau Phi Na (Phin Na), Chau Sóc, Chau Xiem, Chau Sóc Kha... xin gia đình tôi cất nhà ở nhờ trên phần đất này. Việc các hộ nói trên ở trên phần đất này có thỏa thuận trả tiền thuê lợi đất hàng năm".

Cho đến năm 2006, để thuận lợi cho cuộc sống, gia đình đã tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ. Sau đó UBND huyện Tịnh Biên cấp giấy CNQSDĐ có thửa số 219, tờ bản đồ số 35, diện tích 3756,2m2 và giấy CNQSDĐ có thửa số 214, tờ bàn đồ số 35, diện tích 2805,5m2. Để ổn định cho cuộc sống của cả gia đình, thì gia đình yêu cầu các hộ gia đình đã thuê đất trả lại đất hoặc thỏa thuận với gia đình. Thế nhưng những hộ này không đồng ý. Bà Neàng Điêm còn cho biết: “Vụ việc kéo dài đến năm 2010 thì UBND huyện Tịnh Biên ban hành 2 quyết định số 2018 và số 2019 cùng ngày 28/09/2010 với nội dung thu hồi giấy CNQSĐ đã cấp cho gia đình tôi. Tôi không đồng ý nên tiếp tục khiếu nại".

bà Neàng Điêm đang trình bày sự việc với phóng viên
Bà Neàng Điêm đang trình bày sự việc với phóng viên

Kiện tụng kéo dài, kinh tế kiệt quệ

Vào năm 2013, bà Neàng Điêm đã làm đơn khởi kiện UBND huyện Tịnh Biên về quyết định số 2018 và số 2019, đồng thời yêu cầu Tòa án quyết định hủy hai quyết định số 2018 và số 2019 của UBND huyện Tịnh Biên. Sau đó, tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên đã thụ lý hồ sơ.

Được biết, từ đó vụ án tranh chấp đất đai này đã trải qua hai phiên tòa tại tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên và tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Tuy nhiên bà Neàng Điêm đều thua kiện. Sau đó, bà Neàng Điêm đã gởi đơn khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao TP.HCM và Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM để đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.

Tuy nhiên Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã có thông báo về việc không kháng nghị giám đốc thẩm. Lý do được đưa ra là "những chứng cứ của bà Neàng Điêm không có căn cứ, không phù hợp với kết quả xác minh của UBND huyện Tịnh Biên".

Những khúc mắc khó hiểu trong giải quyết khiếu kiện?

Mặc dù năm 2006 gia đình bà Neàng Điêm đã được UBND huyện Tịnh Biên cấp giấy CNQSDĐ cho bà, nhưng 4 năm sau đó đã liên tiếp ra các quyết định số 2018 và số 2019 để  thu hồi giấy CNQSDĐ số H0492nK cấp ngày 17/05/2006 thuộc tờ bản đồ số 35, thửa đất số 219, của bà Neàng Điêm, tọa lạc ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên. "Lý do UBND huyện Tịnh Biên đưa ra là do giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật. Tại sao lại có chuyện cấp cho người dân rồi sau đó lại nói cấp trái pháp luật như vậy?", bà Neàng Điêm bức xúc. Thật khó hiểu, việc quyết định cấp giấy CNQSDĐ cần phải trải qua nhiều quy trình xác minh, từ đó mới quyết định cấp. Thế nhưng, UBND huyện Tịnh Biên lại lúc thì cấp lúc thì thu hồi, vậy lỗi sai xót trong việc này, UBND huyện Tịnh Biên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, chứ không thể vì thế mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân chỉ bằng những văn bản trả đi trả về như thế.

Trao đổi với phóng viên, một luật sư ở TP.HCM cũng cho rằng bất ngờ vì tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên lại xử lý vụ việc này. "Vì theo Luật tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Theo quy định tại các Điều 30; 31 và 32 của Luật thì Tòa án cấp huyện chỉ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống. Còn quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban Nhân dân cấp huyện thì không được giải quyết. Như vậy rất bất ngờ với tòa án Nhân dân huyện Tịnh Biên".

Liệu phía sau sự việc này có điều gì uẩn khúc? Việc người dân bị thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, mưu sinh cuộc sống hàng ngày ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trong những số tiếp theo.

Trường Sơn - Vinh Hiển
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top