Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định ban hành Đề án “Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025”.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản nhằm quản lý khai thác, sử dụng khoáng sản có hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2025, công tác quy hoạch khoáng sản cơ bản đáp ứng nhu cầu về khoáng sản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; 100% các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.
Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, các nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Phấn đấu 100% mỏ được cấp phép phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang, phải hoàn thành thẩm định thiết kế khai thác mỏ trước khi đi vào khai thác; việc cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đúng thẩm quyền và đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật; 100% các vụ việc khai thác, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép và các hành vi gian lận thương mại khi phát hiện được xử lý đúng quy định của pháp luật...
Để hoàn thành mục tiêu, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị địa phương tập trung rà soát những quy định bất cập, chưa phù hợp với thực tế, còn vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý khoáng sản; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về tài nguyên khoáng sản và pháp luật khác liên quan. Đồng thời phổ biến các chính sách, quy định về khoáng sản đến mọi tầng lớp với nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành và ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân.
Tiếp tục xây dựng, ban hành và chuẩn hóa quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính về khoáng sản theo hướng điện tử hóa, cập nhật quy trình điện tử cho các thủ tục hành chính để vận hành trên Hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của tỉnh và quốc gia, thời gian xong trong năm 2023.
Định kỳ rà soát, xác định nhu cầu khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để điều chỉnh, bổ sung các điểm, khu vực mỏ khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang đã được phê duyệt làm căn cứ cho công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định.
Tỉnh Bắc Giang giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực khoáng sản; khoanh định và trình phê duyệt khu vực cấm hoạt động khai thác, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thẩm định, phê duyệt trữ lượng, công nhận tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải nộp cho Nhà nước. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý theo quy định đối với hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, nhất là đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản. Tham mưu cho UBND tỉnh đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản đối với những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trong khai thác khoáng sản theo quy định. Tham mưu chế tài xử lý đối với hành vi vận chuyển khoáng sản không đúng địa điểm được quy định trong giấy phép đã được cấp.
UBND các huyện, thành phố xác định công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong thời gian tới. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án và quy định pháp luật về khoáng sản xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm ở địa phương, nhất là ở các địa phương có nhiều cơ sở hoạt động khoáng sản; phối hợp các sở, ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc địa bàn quản lý.
Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đồng thời tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hoạt động khai thác, chế biến, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn. Khi cần thiết, huy động và chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn phối hợp để giải tỏa, ngăn chặn ngay các hoạt động khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.