Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020 | 15:3

Bắc Giang và những giải pháp tiếp sức HTX và doanh nghiệp nâng cao giá trị nông sản

Bên cạnh sự đầu tư của doanh nghiệp, những năm gần đây, Bắc Giang có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Từ cách làm bài bản này, tỉnh Bắc Giang có nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

 

t26.jpg

Toàn bộ diện tích cây ăn quả của HTX Hồng Xuân được trồng theo quy trình VietGAP, truy xuất được nguồn gốc, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao.


Thay đổi theo thị trường

Những năm gần đây, HTX Nông nghiệp sản xuất và Kinh doanh tổng hợp Hồng Xuân (HTX Hồng Xuân) ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được xem là điểm sáng ở Bắc Giang về mô hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản như: hoa quả, cây giống, con giống mà tỉnh có lợi thế.

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân, cho biết, HTX hiện có 11ha vải thiều trồng theo quy trình VietGAP, năm 2020 đạt 700 tấn, trong đó 30 tấn xuất sang châu Âu, khoảng 400 tấn xuất qua Trung Quốc, còn lại tiêu thụ trong nước. Vải thiều của HTX được khách hàng tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao hơn so với bên ngoài 5-10%.

Cùng với vải thiều, HTX còn có 12ha cam, bưởi sản xuất theo quy trình VietGAP (80.000 quả bưởi Diễn, bưởi da xanh và cam đạt khoảng 700 tấn); các sản phẩm được tiêu thụ chính ở siêu thị, cửa hàng nông sản sạch. Ngoài ra, HTX còn tiêu thụ cho các tổ liên kết trong huyện 400 tấn vải, khoảng 100 tấn táo, na...

Ông Dũng tâm sự, khi mới thành lập, xác định chất lượng là hàng đầu, không có chất lượng sẽ không có khách hàng. Do vậy, HTX đã chuyển sang trồng theo quy trình VietGAP nâng cao chất lượng, tìm kiếm khách hàng. Khi đã có khách hàng, HTX tiếp tục xây dựng thương hiệu, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, phát triển bao bì cho sản phẩm.

Đến nay, toàn bộ sản phẩm hoa quả của HTX đều truy xuất được nguồn gốc; mỗi năm đều nâng cao mẫu mã bao bì mới theo nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, HTX còn quan tâm xây dựng các sản phẩm OCOP, đến nay sản phẩm vải thiều đạt 4 sao, cam ngọt (cam đường Canh) đạt 3 sao; cam lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh đang được HTX xây dựng.

Với những cách làm bài bản, hiện HTX có 18 thành viên, doanh thu 25 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 500 triệu đồng/thành viên/năm, cùng với đó giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Hỗ trợ kịp thời của chính quyền

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân, cho biết, năm 2019, HTX được tỉnh hỗ trợ 115 triệu đồng phí bao bì, truy xuất nguồn gốc; năm 2020, tỉnh tiếp tục hỗ trợ in bao bì, tem nhãn cho sản phẩm cam ngọt với kinh phí 200 triệu đồng.

Năm 2019, HTX cũng được tỉnh Bắc Giang hỗ trợ 400 triệu đồng xây dựng kho xưởng sơ chế hoa quả. Nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện về bao bì, tem nhãn, hộp đóng hàng đã góp phần nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, xây dựng được thương hiệu, chất lượng cho sản phẩm của địa phương.

Theo ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, những năm gần đây, ngoài việc kết nối liên kết 4 nhà, huyện có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, HTX như: hỗ trợ 30 triệu đồng với doanh nghiệp, HTX thành lập mới, hỗ trợ tem nhãn, mẫu mã, bao bì, quy chế hoạt động để đưa sản phẩm kết nối giữa doanh nghiệp với nhà vườn.

Được biết, năm 2018, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định thực hiện Đề án xây dựng và phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh, giai đoạn 2019-2021. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký, năm 2020, Sở Công Thương Bắc Giang phối hợp với UBND các huyện tổ chức khảo sát, thẩm định hồ sơ theo quy định.

Trên cơ sở kết quả thẩm định, ngày 23/6/2020, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí cho 10 doanh nghiệp, HTX để đầu tư máy móc, thiết bị, bao bì, nhãn mác và tem truy xuất cho sản phẩm theo Đề án với tổng kinh phí hỗ trợ là 1,68 tỷ đồng.

Đến nay, các đơn vị được hỗ trợ đã thực hiện được trên 80% nội dung hỗ trợ. Thông qua việc hỗ trợ đã tạo động lực cho doanh nghiệp, HTX phát huy được những lợi thế để đổi mới máy móc, công nghệ, bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của Đề án.

Có thể nói, việc đầu tư máy móc, thiết bị, bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu… của doanh nghiệp, HTX là chưa đủ mà rất cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để doanh nghiệp thực sự lớn mạnh. Từ đó, tạo nên nhiều sản phẩm có thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top