Khuất tất trong việc đấu thầu, gây lãng phí, thất thoát tiền từ nguồn ngân sách... đó là những vấn đề nóng khiến dư luận tỉnh Bắc Kạn quan tâm trong thời gian vừa qua tại các dự án ở huyện nghèo Pác Nặm.
Thời gian gần đây có nhiều luồng dư luận cho rằng, Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm đã vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm không phải là cá biệt trong các dự án đã được triển khai tại huyện Pác Nặm, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn 30a, chương trình 135 của Chính phủ. Trong đó, một vài cá nhân, nhóm người làm công tác quản lý, tổ chức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng đã lợi dụng quyền hạn, vị trí công tác gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tại các dự án ở huyện Pác Nặm.
Theo đó, công tác tổ chức lập Hồ sơ mời thầu (HSMT), chấm thầu và báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT) các dự án trên địa bàn huyện Pác Nặm của BQLCDA có nội dung trái với quy định của Luật Đấu thầu, dẫn đến việc các nhà thầu dù có đầy đủ năng lực cũng không thể tham gia đấu thầu do các quy định trong hồ sơ mời thầu được xây dựng theo tiêu chí trái luật, gây bất lợi cho rất nhiều nhà thầu tham gia dự thầu.
Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Quốc Hội, Trưởng Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm, cho rằng: Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, phát hành, tổ chức đấu thầu đã tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về đấu thầu; Hồ sơ mời thầu (HSMT) của mỗi gói thầu do Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm tổ chức thực hiện đều được Tổ chuyên gia xét thầu lập, sau đó đồng chí thư ký tổng hợp thành hồ sơ hoàn chỉnh chuyển đồng chí Trưởng ban ký, trình Phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện thẩm định, trình UBND huyện Pác Nặm phê duyệt sau đó mới được phát hành; công tác đấu thầu được đăng tải trên Báo Đấu thầu và gói thầu được đấu thầu công khai rộng rãi trên cả nước.
Ông Nguyễn Quốc Hội, Trưởng Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm
Tại Điều 2, Thông tư số: 01/2010/TT-BKH ngày ngày 6 tháng 01 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và đầu tư có nêu: Khi áp dụng Mẫu này, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ mời thầu căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; Trong mẫu này, những chữ in nghiêng là nội dung mang tính hướng dẫn, minh họa và sẽ được người sử dụng cụ thể hóa căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Những nội dung trong HSMT do Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm lập đều được cụ thể hóa từ những nội dung hướng dẫn có chữ in nghiêng để phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế tại địa phương.
Vấn đề về tiêu chí máy móc thiết bị chính trong HSMT yêu cầu phải là sở hữu của nhà thầu, ông Hội cho rằng: HSMT do Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm lập yêu cầu máy móc, thiết bị chính phải thuộc sở hữu của nhà thầu, còn các thiết bị máy móc khác nhà thầu có thể đi thuê. Vì, thực tế hiện nay có hiện tượng rất nhiều nhà thầu năng lực yếu khi tham gia dự thầu đều ký hợp đồng thuê máy móc của những đơn vị khác để tham gia đấu thầu. Nhưng khi trúng thầu và triển khai thi công thì tiến độ rất chậm so với cam kết do không chủ động bố trí được máy móc thiết bị dẫn đến việc chủ đầu tư phải đôn đốc nhắc nhở nhiều lần, thậm chí phải thanh lý hợp đồng và phải tổ chức đấu thầu lại để chọn nhà thầu khác làm chậm tiến độ thực hiện các công trình, dự án đó. Vì vậy, trong HSMT có yêu cầu: những máy móc, thiết bị thi công chính (có ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công) phải thuộc sở hữu của nhà thầu. Tiêu chí trên cũng phù hợp với hướng dẫn của thông tư số: 01/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Về vấn đề kinh nghiệm thi công công trình, thì tại phần ghi chú của Mục 1, Chương III: tiêu chuẩn đánh giá và nội dung đánh giá của thông tư 01/2010/TT-BKH đã hướng dẫn. Vì vậy, trong HSMT yêu cầu các hợp đồng tương tự lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu là nhằm lựa chọn được nhà thầu có nhiều kinh nghiệm thi công những công trình lớn để đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện và phù hợp.
Một vấn đề nữa khiến dư luận quan tâm thời gian vừa qua là tiêu chí yêu cầu năng lực tài chính của nhà thầu trong HSMT, thì: Tại phần ghi chú và khoản 3, mục 1, Chương III về tiêu chuẩn đánh giá và nội dung đánh giá của TT 01/2010/TT-BKH hướng dẫn: Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh: Giá trị ròng bằng tổng tài sản – tổng nợ phải trả, thông thường quy định mức tối thiểu là giá trị ròng phải dương; hoạt động kinh doanh không bị lỗ…Vì vậy, những yêu cầu nêu trong HSMT là nhằm lựa chọn được nhà thầu có tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm lực kinh tế, có hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận, sẵn sàng huy động để thực hiện gói thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ.
Về nợ đọng xây dựng cơ bản: Tính đến ngày 28/02/2015, tổng số nợ xây dựng cơ bản của các công trình do Ban quản lý các dự án huyện Pác Nặm thực hiện là: 6,566 tỷ đồng chủ yếu là nợ của các công trình đang chờ quyết toán và các công trình được đầu tư từ ngân sách cấp trên cân đối. Tổng số nợ xây dựng cơ bản trên là rất nhỏ so với kế hoạch vốn hàng năm được giao, không có hiện tượng đầu tư dàn trải trên địa bàn huyện Pác Nặm. Qua kiểm tra Hồ sơ mời thầu (HSMT) và Hồ sơ dự thầu (HSDT) của một số công trình nhóm PV thấy rằng: Các nhà thầu được xét trúng thầu đều là các nhà thầu có năng lực kinh nghiệm, máy móc thiết bị và tiềm lực tài chính cao hơn rất nhiều so với các tiêu chí nêu trong Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu (HSMT) của mỗi gói thầu do Ban quản lý các dự án huyện Pác nặm tổ chức thực hiện đều tuân thủ đúng quy trình của Luật đấu thầu, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu của Nhà nước. HSMT không đưa ra các điều kiện nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu mà chỉ đưa ra các tiêu chí để chọn được những nhà thầu mạnh, ưu tú, có nhiều kinh nghiệm thi công, có đầy đủ máy móc, thiết bị thi công chính, có tiềm lực tài chính lành mạnh…sẵn sàng huy động để thực hiện gói thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Thanh Thắng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.