Một gia đình thuần nông quyết định bôn ba làm ăn nơi xứ người, lúc trở về quê hương để tiếp tục cuộc sống nông nghiệp, phần đất canh tác “cho mượn” trước đó đã bị chiếm dụng xây dựng kiên cố. Đến khi muốn lấy lại thì còn bị kiện ngược.
Sự việc đau lòng trên miền quê nghèo
Cần đề cập lại sự việc cách đây đã nửa năm. Vào sáng 12/04, gia đình ông Thành tổ chức đưa vợ ông Thành đi an táng ngang phần đất canh tác thuộc sở hữu của gia đình ông Minh, nên phía gia đình ông Minh ngăn cản.
Nhiều người trong đoàn đưa tang nhà ông Thành đã thủ sẵn hung khí tấn công gây thương tích khiến 8 người trong gia đình ông Minh bị thương nặng.
Theo đó, như thông tin từ Trung tâm y tế huyện Đông Hải có giấy chứng nhận thương tích với bà Đặng Cẩm Tiên (sinh năm 1992, con ông Minh), bị đánh bằng cây khiến chấn thương đầu, đa chấn thương phần mềm, đau đầu vùng chẩm và phù nề, cũng như xây sát da cổ và ngực...
Tương tự, bà Trần Thị Mai (sinh năm 1965, vợ ông Minh) cũng bị đánh bằng cây gây chấn thương đầu, đa chấn thương phần mềm, xây sát ở nhiều nơi trên cơ thể...
Riêng ông Minh bị đánh tét đầu, đến nay vẫn còn dấu sẹo in hằn, khiến cơ thể suy yếu, giảm sút trí nhớ... Nhiều con cháu nội ngoại của ông Minh tuy còn nhỏ cũng bị đánh. Có cháu phải bỏ chạy tán loạn nhằm thoát thân...
Mượn đất, lấy luôn
Nguồn cơn của sự việc này có nhiều vấn đề. Theo ông Minh kể lại, đất mà ông Thành đang xây nhà ở, vốn là nơi canh tác và sinh sống hợp pháp của gia đình ông.
Vào năm 1992, vợ chồng ông Minh đã mua đất của ông Phan Văn Bớt để sinh sống và trồng trọt, chăn nuôi. Phần đất tọa lạc tại ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Được biết, sau đó UBND huyện cũng như UBND xã đã cử người xuống đo đạc. Và phần đất này đã được UBND huyện Giá Rai cũ, nay là huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cấp theo quyết định số 245/QĐ_UB ngày 10/7/1995 với số phát hành: G 878023, bao gồm: thửa 513, 514, 524, thuộc tờ bản đồ số 14; Diện tích 11000m2, 10730m2, 44830m2.
Đến năm 2000, ông Thành ngỏ lời mượn đất để cất tạm nhà lá nhằm có chỗ ở qua ngày. Thương tình, ông Minh đồng ý cho ở nhờ. Sau đó, vợ chồng ông Minh tạm gác nghề nông bôn ba mưu sinh. Đến năm 2003 trở về để tiếp tục canh tác thì bất ngờ thấy căn nhà lá tạm bợ của ông Thành đã được phá vỡ. Thay vào đó, ông Thành xây nhà kiên cố.
Bà Mai (Vợ ông Minh) khóc lóc, kể lại: “Ban đầu, khi tôi nói trả lại đất, ông Thành ừ ừ, bảo khi nào tôi cần sẽ trả lại. Nào ngờ, ông ấy manh múng chiếm đoạt hẳn. Thậm chí kiện tôi ra tòa để giành đất”.
Cần nghiêm khắc lấy lại đất cho người nông dân!
Hiện tại, ông Minh đã và đang làm trình báo thất lạc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Đông Hải cũng có giấy xác nhận số 654/KHKD-NHNoĐH, về việc ông Minh, bà Mai không hề có thế chấp QSDĐ để vay vốn tại ngân hàng, tức là đất không bị thế chấp. Chưa kể, lãnh đạo ấp cũng như lãnh đạo xã đều xác nhận đó là đất của ông Minh. Thậm chí, trong bản danh sách công khai mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, vào ngày 06/01/2020 của UBND xã Long Điền Tây có nêu rõ đất của ông Minh không có tình trạng tranh chấp. Vậy ông Thành lấy đất của ông Minh xây dựng nhà ở liệu có đúng pháp luật? Ai là người đứng sau để cho ông Thành ngang nhiên làm nhà trên đất người khác như vậy?
"Đất 10 phần, mà ổng lấy mất 7 phần, không có đất để trồng trọt. Tôi cũng coi như kệ, của đi thay người. Vậy mà giờ tôi muốn xây cái nhà che mưa che nắng ổng cũng ngăn cản. Ông ấy nói ngang ngược, hoặc là bán lại đất cho ổng, chúng tôi phải rời đi. Hoặc phải đền bù ổng 420 triệu thì ổng mới đi. Không thể có chuyện vô lý như vậy được. Vì đây là đất của gia đình tôi", bà Mai òa khóc nức nở.
"Cái ngày đám tang vợ ông Thành, chúng tôi lo nếu đem hòm qua móng nền thì không thể xây nhà nên chúng tôi ngăn cản. Nào ngờ họ chuẩn bị sẵn hung khí để tấn công chúng tôi gây thương tích", bà Mai kể tiếp.
Hiện tại, gia đình ông Minh phải sống tạm bợ trong căn nhà cũ nát, đất để sản xuất cũng không còn vì ông Thành xây dựng nhà lấn chiếm hết cả. Cùng quan điểm, người dân địa phương cũng kiến nghị ông Thành phải trả đất lại ngay cho người chủ sở hữu là ông Minh. Rất mong các cơ quan chức năng có liên quan nhanh chóng vào cuộc, để lấy lại công bằng cho người nông dân, đồng thời nghiêm trị những kẻ coi thường luật pháp.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.