Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 10 năm 2014 | 7:1

Bắc Ninh: Chợ gỗ hót bạc tỷ có dấu hiệu trốn thuế?

KTNT - Theo quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Khu công nghiệp làng nghề Đồng Quang sẽ là nơi sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, khi dự án còn chưa hình thành thì bỗng xuất hiện một chợ gỗ trái phép chiếm dụng hàng nghìn mét vuông giữa Khu công nghiệp.
Tìm hiểu phóng viên được biết, ngày 31/12/2003, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 1702/QĐ-CT về việc thu hồi hơn 296.000m2 đất (nông nghiệp, thùng ao và chuyên dùng) tại xã Đồng Quang (nay là phường Đồng Kỵ và phường Trang Hạ), thị xã Từ Sơn để giao cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương nghiệp (ITD) do bà Trần Thị Xuân Yến làm Giám đốc thuê để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trường. Thời gian cho doanh nghiệp thuê là 50 năm.
 

La liệt các loại gỗ được bày bán công khai trong chợ gỗ trái phép
 
Ngày 20/10/2010, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 240/QĐ-SXD về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung trong quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp làng nghề Đồng Quang. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất gồm có: Đất xây dựng sản xuất, giới thiệu sản phẩm (53,52%); Đất công cộng, dịch vụ (10,37%); Đất cây xanh, mặt nước (13,35%); Đất giao thông (22,49%); Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (0,27%).
 
Mặc dù, trong quy hoạch không thể hiện có phần đất để xây dựng chợ. Tuy nhiên, thực tế, từ đầu năm 2014 đến nay, giữa Khu công nghiệp lại ngang nhiên xuất hiện chợ gỗ có diện tích hàng nghìn mét vuông. 
 
Theo người dân sống quanh khu vực này, nơi chợ gỗ đang án ngữ trái phép, chính là vị trí mà dự án quy hoạch trồng cây xanh. Việc lập chợ gỗ chiếm dụng hàng nghìn mét vuông, lập nên hàng chục ki-ốt với cảnh người, xe ra vào mua bán tấp nập… Nhiều loại gỗ, đủ kích cỡ, được các tiểu thương bày bán công khai, khiến người dân khá bức xúc. Nhưng không hiểu vì sao vẫn qua mặt được cơ quan chức năng sở tại. 
 

Dư luận đặt nhiều câu hỏi về sự "bảo kê" của nhóm lợi ích cho chợ gỗ trái phép hoạt động
 
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Lan, chủ của ý tưởng lập chợ gỗ (từng là Ủy viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB Khu công nghiệp làng nghề Đồng Quang), cho biết: Đấy là diện tích vườn hoa, nhưng chưa giao đất cho dân, nên tôi thuê lại làm bãi tập kết gỗ tạm chứ không phải chợ. Chúng tôi chỉ thu phí trông gỗ, sau khi có sự thỏa thuận thống nhất giữa hai bên, chúng tôi tự bỏ tiền ra để xây dựng dãy nhà trú nắng, trú mưa…
 
Ông Nguyễn Hữu Tứ, Phó chủ tịch UBND phường Trang Hạ, cho biết:  Chợ gỗ hoạt động trong KCN, doanh nghiệp đã thu về hàng trăm triệu đồng/năm. Biết việc đó, chính quyền đã phối hợp với Chi cục Thuế Từ Sơn tiến hành ra hiện trường khu chợ nhằm thu thuế nhưng đến đây họ nói không biết chủ là ai và không ai nhận là chủ, nên không thu được đồng thuế nào. 
 
"Chợ gỗ mở trái phép, nhưng khi cơ quan chức năng vào kiểm tra thì họ không hợp tác. Chỉ nghe nói, doanh nghiệp cho cai thuê 01 năm là 700 triệu đồng, nhưng ông cai cho các tiểu thương khác thuê lại cũng phải lên đến hàng tỷ đồng. Nếu xây dựng không đúng quy hoạch, thì phường cũng không có thẩm quyền ra can thiệp. Tuy chợ trái phép nằm trên đất phường, nhưng chúng tôi cũng không được quản lý", ông Tứ cho hay.
 
Theo quan sát của phóng viên, hiện có khoảng 200 ki-ốt trong khu chợ trái phép. Một số tiểu thương tiết lộ, họ phải chi tới 20 triệu đồng mới có được 1 gian hàng để bán gỗ trong khu vực này. Nếu đúng như phản ánh của người dân, thì số tiền mà doanh nghiệp và "cai" thu về phải lên tới hàng tỷ đồng từ việc lập chợ trái phép trên đất dư án.
 
Sự vụ cụ thể như thế nào, có hay không việc “bảo kê” của nhóm lợi ích cho chợ gỗ trái phép hoạt động?
 
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
 
Thành Vinh – Liên Thanh
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top