Trong năm 2014 - 2015, trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội) có 7 doanh nghiệp, cá nhân bị xử phạt hành chính vì có hành vi vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản với số tiền hơn 360 triệu đồng.
>> Bài 9: Huyện Gia Lâm đùn đẩy trách nhiệm trong việc xử lý bãi chứa VLXD trái phép!
>> Bài 8: Chính quyền quận Bắc Từ Liêm "làm ngơ" cho sai phạm (?!)
>> Bài 7: Huyện Đông Anh quản lý bãi chứa VLXD theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa"!
Ngày 14/2/2015, UBND TP.Hà Nội có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hồng Phúc, ở xã Võng La (Đông Anh) do khai thác trái phép tài nguyên cát, vi phạm điểm e, khoản 1, Điều 37, Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Tổng số tiền phạt là 120 triệu đồng; tịch thu 20.244,9m3 cát san nền cùng nhiều dụng cụ khác. Đồng thời, buộc công ty này thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn. Nếu không thực hiện công ty sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Được biết, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hồng Phúc là doanh nghiệp bị phạt hành chính nặng nhất trong các doanh nghiệp, cá nhân bị phạt trong 2 năm gần đây.
UBND TP.Hà Nội xử phạt Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hồng Phúc 120 triệu đồng; tịch thu 20.244,9m3 cát cùng nhiều dụng cụ khác. |
Cũng trong ngày 14/2/2015, ông Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Mậu Hoàng, ở xã Vân Nội (Đông Anh) do khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản cát với số tiền phạt 60 triệu đồng; tịch thu 17.678,96m3 cát đen san nền cùng nhiều dụng cụ khác.
Quyết định xử phạt ông Lê Mậu Hoàng, ở xã Vân Nội (Đông Anh). |
UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu ông Hoàng phải thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn.
Trong tháng 5/2014, UBND huyện Đông Anh đã có quyết định xử phạt hành chính hai công ty gồm: Công ty CP Xây lắp vật liệu xây dựng Sông Hồng (ở xã Vĩnh Ngọc); Công ty CP Thành Luân (ở xã Võng La) do có các hành vi vi phạm hành chính như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh không có cam kết bảo vệ môi trường; hoạt động bến thủy nội địa không phép; khai thác tài nguyên khoáng sản (cát đen) trái phép…
Quyết định xử phạt của UBND huyện Đông Anh đối với Công ty CP xây lắp vật liệu xây dựng Sông Hồng. |
Theo đó, huyện Đông Anh đã xử phạt Công ty CP xây lắp vật liệu xây dựng Sông Hồng 42 triệu đồng, tịch thu 1.700m3 cát đen do khai thác trái phép; phạt Công ty CP Thành Luân 16 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở này 9 tháng, buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian 3 tháng.
Từ tháng 6 - 9/2014, UBND huyện Đông Anh cũng đã quyết định xử phạt hành chính đối với 3 cá nhân gồm: bà Vương Thị Thanh ở xã Đại Mạch (Đông Anh), ông Đào Huy Hoàng ở xã Xuân Canh (Đông Anh), ông Nguyễn Văn Huy ở xã Tân Liễu (Yên Dũng - Bắc Giang).
Trong khi đó, bãi trung chuyển cát, đá ở xã Vĩnh Ngọc vẫn đang còn hoạt động. |
Các ông, bà đã có hành vi vi phạm hành chính như: khai thác trái phép tài nguyên cát; hoạt động bến thủy nội địa không phép; không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, không có giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa. Theo đó, bà Vương Thị Thanh bị phạt 49 triệu đồng; ông Đào Duy Hoàng bị phạt 38.350.000 đồng; ông Nguyễn Văn Huy bị phạt 38.350.000 đồng.
Hay các bãi ở xã Võng La cũng đang còn hoạt động. Thế nhưng huyện Đông Anh lại khẳng định không còn bãi trung chuyển VLXD hoạt động. |
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có nhưng hiện nay nhiều bãi chứa, trung chuyển VLXD không phép, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt hành chính nhưng vẫn hoạt động. Trong khi đó, huyện Đông Anh lại khẳng định tất cả các bãi đã dừng hoạt động càng khiến người dân nghi ngờ trong sự việc này liệu có lợi ích nhóm hay sự "bảo kê"?.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.