Liên quan đến những “lình xình” tại Công ty Thuốc lá Thăng Long như Thanh tra Chính phủ đã kết luận, các đơn vị Thuế của Hà Nội, Thái Bình đã có văn bản đề nghị cơ quan Công an vào cuộc điều tra, làm rõ việc mua bán sản phẩm thuốc lá và dấu hiệu sử dụng hóa đơn không đúng quy định của một số cá nhân, doanh nghiệp.
Bài 10: Yêu cầu xử lý dứt điểm sai phạm tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Bài 9: Vinataba Thăng Long phớt lờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ!
Bài 8: Xử phạt Công ty Thuốc lá Thăng Long liên quan đến việc quảng cáo sai quy định!
Bài 6: Lãnh đạo Công ty Thuốc lá Thăng Long “lừa dối” dư luận?
Theo Thông báo KLTT việc chấp hành quy định pháp luật trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, phần liên quan của Bộ Tài chính nêu rõ: Việc doanh nghiệp tư nhân Bình An, Công ty CP Đông A xuất hóa đơn GTGT cho cửa hàng tạp hóa của bà Phạm Thị Nội, hộ gia đình bà Lê Loan Dung, trong khi cửa hàng, hộ kinh doanh này đã ngừng hoạt động là có dấu hiệu của việc lập hóa đơn khống, vi phạm quy định tại Khoản 9, Điều 3, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.
Mới đây, tại văn bản trả lời Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện kết luận 3205/KL-TTCP, Bộ Tài Chính cho biết, đã kiểm tra việc lập và sử dụng hóa đơn năm 2010, 2011 của Cty CP Đông A trong việc bán sản phẩm cho bà Lê Loan Dung, địa chỉ 166E, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội (được xác định đã nghỉ kinh doanh năm 2010 và năm 2012, Chi cục Thuế Ba Đình đã thông báo ngừng hoạt động với lí do bỏ trốn, mất tích).
Trong 2 năm, Cty Đông A đã bán cho bà Dung 3.206.700 bao thuốc lá với phương thức bán hàng qua điện thoại, người mua đặt hàng và cung cấp thông tin để Cty xuất hóa đơn GTGT.
Kiểm tra đối với doanh nghiệp tư nhân Bình An trong việc xuất hóa đơn cho cửa hàng tạp hóa của bà Phạm Thị Nội, địa chỉ TT Vũ Thư (Thái Bình) năm 2011 (được xác định đã ngừng kinh doan tạp hóa, thuốc lá từ năm 2009). Cụ thể, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2011, doanh nghiệp đã xuất 3 hóa đơn GTGT bán hàng cho bà Phạm Thị Nội với số lượng 165 nghìn bao thuốc lá Thăng Long.
Theo đại diện của doanh nghiệp Bình An thì hoạt động bán hàng chỉ thỏa thuận miệng, không có hợp đồng mua bán, việc xuất bán các lô hàng trên dưới hình thức bán qua điện thoại và thu tiền mặt.
Qua đó, Bộ Tài chính cho rằng, cá nhân các hộ kinh doanh trên thực hiện việc bán lẻ đến người tiêu dùng và nộp thuế GTGT, TNDN theo phương pháp khoán. Các hộ kinh doanh trên đã ngừng kinh doanh, bỏ trốn từ thời điểm 2011 – 2012. Do vậy, chưa thực hiện được việc đối chiếu, xác minh hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp (liên 1) với hóa đơn giao cho cá nhân các hộ kinh doanh (liên 2).
Bởi vậy, Bộ Tài chính chưa đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm trong việc xuất hóa đơn đối với 2 doanh nghiệp Đông A và Bình An.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, một số việc liên quan đến xử lí hóa đơn đối với đơn vị bỏ trốn là vấn đề khó khăn đối với cơ quan thuế, do cơ quan này chưa có chức năng điều tra. Do vậy, cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho Công an phối hợp điều tra, xử lí.
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, đối với các hộ kinh doanh đã bỏ trốn, Cơ quan Thuế đã phát động thông báo trên toàn quốc, đồng thời có văn bản chỉ đạo Cục thuế trực tiếp quản lí thuế xem xét và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an.
Ngày 21/10/2014, Chi cục Thuế Hoàn Kiếm đã có công văn 4189/CCT-KTr1 gửi Công an Hoàn Kiếm – Công an TP Hà Nội đề nghị làm rõ việc giao dịch mua bán sản phẩm thuốc lá giữa Công ty Đông A và bà Dung.
Ngày 11/9/2014, Chi cục thuế TP Thái Bình đã có văn bản về việc phối hợp xử lí vi phạm pháp luật thuế gửi Công an TP Thái Bình để chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu sử dụng hóa đơn không đúng quy định trong việc xuất hóa đơn của doanh nghiệp Bình An cho hộ Phạm Thị Nội. Mới đây, 19/12/2014, Chi cục Thuế TP tiếp tục có công văn gửi CA TP Thái Bình đề nghị xem xét, xử lí đối với hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
Liên quan đến những sai phạm của Công ty Thuốc lá Thăng Long mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận,ngày 10/12/2014, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số: 9881/VPCP-V.I gửi Bộ Công thương, Bộ Tài chính, UBND TP. Hà Nội, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam… truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu xử lý dứt điểm những tồn tại sau thanh tra tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long. |
Thành Vinh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.